Đường dẫn truy cập

Các nhà lập pháp Mỹ nghi ngờ thỏa thuận hạt nhân của Iran


Theo sự trình bày của Ngoại trưởng Kerry, việc đạt được một hiệp ước nhằm hạn chế khả năng hạt nhân của Iran là một việc nên làm, nhưng chưa trở thành hiện thực.
Theo sự trình bày của Ngoại trưởng Kerry, việc đạt được một hiệp ước nhằm hạn chế khả năng hạt nhân của Iran là một việc nên làm, nhưng chưa trở thành hiện thực.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, theo dự liệu, sẽ trình bày với các nhà lập pháp về những cuộc thương thuyết quốc tế xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran. Các nhà quan sát cho rằng ông Kerry có phần chắc sẽ nghe các nhà làm luật của cả hai đảng bày tỏ sự nghi ngờ đối với những ý đồ và sự khả tín của Iran. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Michael Bowman của đài VOA.

Theo sự trình bày của Ngoại trưởng Kerry trong hai ngày qua, việc đạt được một hiệp ước nhằm hạn chế khả năng hạt nhân của Iran là một việc nên làm, nhưng chưa trở thành hiện thực.

Nhưng Thượng nghị sĩ Bob Corker cho biết ông cảm thấy bất an đối với một thỏa hiệp tạm thời để nới lỏng các biện pháp chế tài Iran trong lúc chờ có một hiệp ước nhằm chấm dứt khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này. Người đứng đầu phe Cộng hòa tại Ủy ban Ngoại giao Thượng viện phát biểu như sau khi xuất hiện trên chương trình truyền hình của đài CBS hôm chủ nhật.

"Có rất nhiều sự lo ngại đối với cách tiếp cận này. Chúng ta ai nấy cũng đều muốn thấy vấn đề này được giải quyết thông qua phương tiện ngoại giao. Chúng ta biết các biện pháp chế tài đã đưa chúng ta tới được chỗ này. Và chúng tôi đang lo là chúng ta sẽ tự đánh mất ưu thế của mình."

Hôm qua, Ngoại trưởng Kerry cho biết các cường quốc thế giới đã đạt được một thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó đã bị Iran chống đối. Ông không cho biết chi tiết của thỏa thuận đó.

Tuy nhiên, việc các nhà thương thuyết của nhóm P5 Cộng 1 sẵn sàng tiến tới trong lúc Iran không sẵn sàng đã làm cho người đứng đầu Uûy ban Ngoại giao Thượng viện cảm thấy lo lắng. Thượng nghị sĩ Robert Menendez của đảng Dân chủ phát biểu như sau trong chương trình This Week của đài truyền hình ABC.

"Mối quan tâm của tôi ở đây là dường như chúng ta muốn có thỏa hiệp này hơn là phía Iran. Và chúng ta không thể muốn có thỏa hiệp hơn phía Iran, đặc biệt là khi Iran đang bị khốn đốn vì các biện pháp chế tài."

Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani chỉ trích các biện pháp chế tài của cộng đồng quốc tế nhưng cho biết nước ông sẽ tiếp tục tinh luyện vật liệu hạt nhân. Ông Menendez cho rằng các biện pháp chế tài cần phải được duy trì và thậm chí cần được tăng cường cho tới một hiệp ước chung cuộc bắt đầu có hiệu lực.

"Các biện pháp chế tài là một sự bảo hiểm đối với nước Mỹ nhằm bảo đảm là Iran thật sự tuân hành một hiệp định. Đó cũng là một sự thúc đẩy cho Iran để họ biết rõ những gì sẽ xảy ra nếu họ không chịu thỏa hiệp."

Thượng nghị sĩ Menendez nói rằng ông sẽ làm việc với các nhà lập pháp khác để đưa ra một vòng chế tài mới chống lại Iran, nhưng ông không loại bỏ khả năng là các biện pháp đó sẽ được gác qua một bên khi nào Tehran và các cường quốc thế giới sắp có được một hiệp ước.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG