Đường dẫn truy cập

Các cường quốc mở rộng nỗ lực chống các phần tử cực đoan


Toà Bạch Ốc cho hay các nhà lãnh đạo tôn giáo là chủ chốt trong việc chống lại bạo động cực đoan như các vụ tấn công gây chết người hồi tháng trước ở Paris.
Toà Bạch Ốc cho hay các nhà lãnh đạo tôn giáo là chủ chốt trong việc chống lại bạo động cực đoan như các vụ tấn công gây chết người hồi tháng trước ở Paris.

Hoa Kỳ đã loan báo một loạt các hội nghị thượng đỉnh khu vực và các sự kiện khác để khích động nỗ lực quốc tế chống chủ nghĩa cực đoan bạo động.

Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận vấn đề hồi hôm qua trong khi các đại biểu của hơn 60 nước tề tựu ở Washington để mưu tìm các phương sách chống lại những nỗ lực của các phần tử cực đoan trong việc tuyển mộ và cực đoan hoá.

Trong lúc các quốc gia ứng phó với những hành vi bạo tàn của Nhà nước Hồi giáo, Boko Haram và những nhóm tương tự, các nhà lãnh đạo thế giới đang mưu tìm các phương sách để nới lỏng sự kìm kẹp của các phần tử cực đoan bạo động.

Các quốc gia phải hợp tác với nhau để ngăn chặn thông điệp thù hận của các nhóm cực đoan, theo lời Ngoại trưởng Kerry.

Ông nói: “Các khái niệm độc hại có thể phát xuất từ hầu như bất cứ nơi nào – từ các bậc phụ huynh, giáo viên, bạn bè, các giáo sĩ, các chính trị gia – từ người phụ nữ xinh đẹp trên một trang web cực đoan quyền rũ mọi người hay người đàn ông ở phòng giam bên cạnh rao giảng trong lúc ở tù.”

Một nước đang đối phó với bạo động cực đoan là Jordan, sau khi các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo bắt giữ một trong các viên phi công của họ ở Syria và dùng mạng xã hội để trưng hình ảnh cái chết tàn bạo của ông ta.

Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh tuyên bố chủ nghĩa cực đoan bạo động không có biên giới tôn giáo nào.

Ông nói: “Nếu có ai đó nghi ngờ rằng đây là cuộc chiến tranh của chúng tôi trong tư cách là người Hồi giáo và cuộc chiến tranh tập thể trong tư cách một cộng đồng quốc tế, thì mối nghi ngờ đã đã được xoá bỏ.”

Hoa Kỳ ước tính có hơn 20 ngàn chiến binh nước ngoài đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, với ít nhất 3 ngàn 400 người đến từ các quốc gia Tây phương.

Để chống lại các nỗ lực tuyển mộ của các tổ chức cực đoan, Toà Bạch Ốc đang cố gắng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng nhân thức và đi tìm các dấu hiệu của việc cực đoan hoá.

'Nuôi dưỡng bất ổn'

Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những người trẻ tuổi có thể cảm thấy mình bị “kẹt” trong những cộng đồng nghèo khó, theo Tổng thống Obama.

Ông Obama nói: “Nơi không có trật tự và không có đường tiến thủ, nơi không có các cơ hội giáo dục, nơi không có cách nào để nuôi gia đình và không có lối thoát khỏi sự bất công và những điều xấu xa về tham nhũng – đó là nguồn nuôi dưỡng sự bất ổn và mất trật tự và khiến cho các cộng đồng đó chín muồi cho việc tuyển mộ của bọn cực đoan.”

Toà Bạch Ốc cho hay các nhà lãnh đạo tôn giáo là chủ chốt trong việc chống lại bạo động cực đoan như các vụ tấn công gây chết người hồi tháng trước ở Paris.

Trong một cuộc phỏng vấn với ban tiếng Albani của đài VOA, học giả hồi giáo ở Tirana, Abania, gọi các phần tử cực đoan là “những con quái vật” đùa giỡn với đức tin của con người.

Ông Gurra nói: “Tôi cảm nhận nỗi đau đớn và kinh động về sự dã man của thế kỷ thứ 21 mà ISIS đang tiến hành.”

Tổng thống Obama đã yêu cầu dành gần 400 triệu đôla cho Bộ Ngoại giao để hỗ trợ cho các quan hệ đối tác chống khủng bố, kể cả những nỗ lực mới về tiếp xúc, theo lới cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice.

Bà Rice cho biết: “Hoa Kỳ sẽ phát động các chương trình mới để xây dựng khả năng của các đối tác ở Bắc Phi và vùng Sahel, để khai triển các sách lược chồng chủ nghĩa khủng bố bạo động, và chúng ta sẽ theo dõi tiến bộ tập thể bằng những cuộc họp trong tương lai để đảm bảo rằng các nỗ lực tiếp tục được liên kết.”

Hoa Kỳ và các đối tác toàn cầu dự định sẽ đánh giá tiến bộ của họ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm nay.

Ai Cập và Libya oanh kích các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo ở Libya
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:57 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG