Đường dẫn truy cập

Các công ty quốc phòng Mỹ đàm phán bán trực thăng, máy bay không người lái cho Việt Nam


Tên lửa Nga S125-2TM trưng bày tại triển lãm quốc phòng ở Hà Nội, ngày 8/12/2022.
Tên lửa Nga S125-2TM trưng bày tại triển lãm quốc phòng ở Hà Nội, ngày 8/12/2022.

Các công ty quốc phòng Hoa Kỳ vừa thảo luận về việc cung cấp thiết bị quân sự, bao gồm máy bay trực thăng và máy bay không người lái, cho Việt Nam trong các cuộc đàm phán với các quan chức hàng đầu của chính phủ, hai nguồn tin am hiểu vấn đề này cho Reuters biết, một dấu hiệu mới cho thấy nước này có thể giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga.

Các công ty Lockheed Martin, Boeing, Raytheon, Textron và IM Systems Group đã gặp gỡ các quan chức Việt Nam bên lề triển lãm quốc phòng quy mô lớn đầu tiên của nước này vào tuần trước, theo Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cơ quan tổ chức các cuộc họp này.

Một nguồn tin có mặt tại các cuộc thảo luận về vũ khí cho biết các cuộc họp này có sự tham gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng của Việt Nam.

Các cuộc đàm phán sơ bộ này, vốn có thể không dẫn đến bất kỳ thỏa thuận nào, diễn ra khi quốc gia Đông Nam Á này tìm kiếm các nhà cung cấp mới và cuộc xung đột Ukraine làm hạn chế khả năng của Nga, đối tác quân sự chính của Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Cuộc chiến mà Moscow gọi là “chiến dịch đặc biệt” cũng dẫn đến các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga.

“Điều này đánh dấu sự khởi đầu của việc Quân đội Nhân dân Việt Nam cởi mở hơn với vũ khí của Hoa Kỳ và sẵn sàng hợp tác sâu hơn với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng nói chung,” ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia quân sự và nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales cho biết.

Mỹ, Nga tranh nhau bán vũ khí cho Việt Nam tại triển lãm đầu tiên ở Hà Nội
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:38 0:00

Các thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều rào cản tiềm ẩn, bao gồm cả việc Washington có thể chặn bán vũ khí vì nhân quyền; quan ngại về tác động đối với quan hệ căng thẳng của Hà Nội với Trung Quốc; chi phí cao; và liệu các hệ thống do Mỹ sản xuất có thể tương thích với vũ khí cũ của Việt Nam hay không, các nhà phân tích cho biết.

Người tham dự các cuộc họp cho biết các công ty đã cung cấp nhiều loại thiết bị quân sự và có các cuộc thảo luận “đầy hứa hẹn” về các thiết bị phi sát thương, bao gồm máy bay trực thăng bảo vệ an ninh nội bộ, cùng với máy bay không người lái, radar và các hệ thống khác để theo dõi trên không, trên biển và không gian.

Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Reuters.

Một người thứ hai nắm bắt vấn đề này cho biết các cuộc đàm phán về máy bay không người lái và máy bay trực thăng đã bắt đầu trước khi triển lãm quốc phòng diễn ra và có liên quan đến nhiều loại vũ khí hơn.

Lockheed Martin, hãng trưng bày máy bay chiến đấu và vận tải quân sự tại sự kiện, từ chối bình luận.

Người phát ngôn của Boeing chuyển câu hỏi tới Bộ Quốc phòng Việt Nam. Các công ty Raytheon, Textron và IM Systems Group không trả lời các yêu cầu bình luận.

Các cuộc thảo luận này cho thấy nỗ lực ngày càng tăng của Hoa Kỳ nhằm giành ảnh hưởng với Hà Nội, gần nửa thế kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ vào năm 2016, xuất khẩu quốc phòng của Hoa Kỳ sang Việt Nam chỉ giới hạn ở các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện, trong khi Nga cung cấp khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam.

170 nhà sản xuất vũ khí tham gia triển lãm quốc phòng lớn nhất tại Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:41 0:00

Triển lãm quốc phòng vừa qua đã thu hút hàng chục công ty quốc phòng từ 30 quốc gia, tất cả đều hy vọng nhận được một phần trong số dự toán ngân sách quốc phòng 2 tỷ đôla mà Việt Nam chi hàng năm để nhập khẩu vũ khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Trung Quốc.

Cả hai nguồn tin, yêu cầu giấu tên vì các cuộc đàm phán là bí mật, cho biết công ty Lockheed Martin thảo luận riêng với Việt Nam về một vệ tinh viễn thông và quốc phòng mới, có thể thay thế một trong hai vệ tinh Mỹ mà Hà Nội đang vận hành.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội từ chối bình luận, nhưng Đại sứ Marc Knapper cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận về bất kỳ thiết bị quân sự nào mà Việt Nam có thể muốn mua.

Quân đội Hoa Kỳ đã cung cấp hai tàu hải quân tương đối nhỏ và chuyển giao hai máy bay huấn luyện T-6 Texan, và 10 chiếc nữa sẽ được giao vào năm 2027. Mỹ cũng cam kết cung cấp máy bay không người lái trinh sát Boeing ScanEagle, nhưng hiện chưa được chuyển giao.

Các nguồn tin và nhà phân tích cho biết Việt Nam cũng đang xem xét thỏa thuận với các nhà cung cấp từ Israel, Ấn Độ, các nước châu Âu và Đông Bắc Á. Trong thập kỷ qua, Israel là nước bán vũ khí lớn thứ hai cho Việt Nam sau Nga.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG