Lần tới khi bước vào một tiệm bán thức ăn nhanh, bạn nên chọn một cái bánh kẹp thịt cỡ thường hơn là một cái bánh loại to được gọi là “Big Mac.” Tại sao không nên ăn loại bán quá khổ này? Bởi vì bạn sẽ có nguy cơ bị chấn thương hàm ếch. Các nha sĩ ở Đông nam châu Á cho biết họ đang chứng kiến một sự gia tăng về số những vụ rối loạn hàm ếch và họ quy trách cho căng thẳng tinh thần và tình trạng ngày càng phổ biến các loại thức ăn nhanh kiểu tây phương cỡ lớn quá khổ.
Ông Ansgar Cheng là một nha sĩ tại một chẩn ý viện ở Singapore, chuyên về ngành chỉnh răng.
Ông giải thích công việc chính trong chuyên ngành của ông là tái tạo và cơ chế sinh học của các khớp hàm.
Ông Cheng được đào tạo chuyên khoa về chứng bệnh gọi là temporomandibular, còn viết tắt là TMJ một thuật ngữ có nghĩa là những rối loạn về khớp. Tình trạng bị đau xảy ra khi khớp nối hàm của bạn với xương xọ bị xưng lên, gây đau đớn lúc nhai.
Ông Cheng nói ông đã thấy sự gia tăng đáng kể về số luợng các vấn đề TMJ trong mấy năm vừa qua và ông cho rằng phần lớn có thể quy trách cho sự kiện mọi người ăn những cái bánh burger cực to.
“Trung bình đa số người Á châu là những người có vóc dáng nhỏ, vì thế ta có thể nói chung là hàm của chúng ta không mở lớn được bằng người Tây phương.”
Ông nói người Á châu cố nhét cái Big Mac vào miệng có thể kéo căng quá độ các cơ nhai, gây tổn thương cho lớp sụn trong miếng hay thậm chí làm lệch hàm.
Ông Cheng được đào tạo ở Hoa Kỳ và Canada. Ông nói rằng phần lớn mọi người không biết về các vấn đề TMJ, khiến họ bối rối khi những triệu chứng như thế xuất hiện.
“Cũng như phần lớn các khớp, chúng ta có hai xương đè lên nhau. Bên giữa những xương đó ta có một lớp sụn, nhưng điều xảy ra khi bị TMJ là có một miếng sụn mỏng bị lơ lửng giữa 2 đầu xương. Khi ta bắt các khớp hàm mở quá to thì miếng sụn đó bị tét ra và chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy tiếng cọ xát hay đau ở các khớp hàm.”
Bản thân sự tổn thương ban đầu không nhất thiết là nghiêm trọng. Nhưng vị nha sĩ này nói rằng bởi vì các điều kiện độc đáo nơi miệng con ngưòi, và nhu cầu phải ăn thực phẩm hàng ngày, cho nên vấn đề có thể trở nên nghiệm trọng.
“Nếu ta bị một vết trầy trên da, thì phải mất 7 ngày mới lành được. Điều đó cũng không có gì là quan trọng. Bị gẫy một chỗ xương, phải mất từ 7 đến 8 tuần mới lành. Nhưng sụn thì đặc biệt khó lành hơn nhiều. Phải mất đến 4 tháng và đó là thời gian gây khó khăn cho ta. Bất kỳ tiếng động bất thường nào xảy ra trong các khớp hàm đều thành ra lớn hơn và ta nghe được tiếng cọ xát ấy.”
Thưa bác sĩ, vậy thì ta có thể nói không dứt về sự nguy hiểm của việc ăn những cái burger to quá khổ, phải không ạ, nhưng nếu chỉ việc cắt cái bánh làm đôi cho vừa với cái hàm của ta thì có lý hơn không ạ?
“Chính thế. Thay vì mua một cái burger vĩ đại, thì chỉ việc đến hiệu burger hỏi mua loại burger cỡ thường thôi.”
Mặc dầu việc ăn những cái bánh hamburger to tướng gây ra những vấn đề sức khoẻ là một khái niệm khá kỳ quặc đối với những người trên thế giới có cái miệng nhỏ, các nha sĩ cảnh báo rằng TMJ không phải là chuyện nên coi thường.
Nếu không chữa trị, tình trạng có thể tệ hơn và trở thành một vấn đề mãn tính. Vì thế các bạn hãy nhớ cắt bớt kích thước cái hamburger – và chớ nên coi thường lời khuyên của nha sĩ.
Nha sĩ khuyến cáo người Á châu chớ nên ăn thức ăn to quá khổ
- Robert Burn

Mặc dầu vấn đề thiếu ăn còn phổ biến ở châu Á, các nền kinh tế đang phát triển đã đưa được nhiều người dân ra khỏi tình trạng nghèo khó. Và khi lợi tức gia tăng thì các khẩu phần cũng phình thêm. Một số giới chức y tế nói rằng sự kiện này đang gây ra những vấn đề mới cho giới trung lưu ngày càng đông đảo hơn ở châu Á. Thông tín viên VOA Robert Burns tường trình về những rủi ro đằng sau sự kiện cắn những miếng ăn to quá khổ.