Đường dẫn truy cập

ASEAN điều giải vụ xung đột Campuchia-Thái Lan


Hồi năm 1962, Tòa án Tư pháp Quốc tế đã ra phán quyết rằng ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng tuyến đường chính dẫn tới ngôi đền lại nằm ở phía Thái Lan
Hồi năm 1962, Tòa án Tư pháp Quốc tế đã ra phán quyết rằng ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng tuyến đường chính dẫn tới ngôi đền lại nằm ở phía Thái Lan

Các ngoại trưởng Đông Nam Á đang họp tại Jakarta để thảo luận về vụ xung đột gây chết chóc tại biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Từ thủ đô Indonesia, thông tín viên VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật sau đây.

Cuộc họp tại Jakarta giữa ngoại trưởng Campuchia và đối tác phía Thái Lan là một cố gắng khác của ASEAN nhằm điều giải việc chấm dứt các vụ xung đột bạo động đã bùng ra giữa hai nước.

Vụ xung đột có liên quan đến một vùng đất gần một ngôi đền Ấn giáo Khmer trên biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.

Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, hiện đang là người đứng đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, đã tìm cách thương lượng một giải pháp ngoại giao. Ông đã đi thăm cả hai nước trong tháng vừa qua và tham gia các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tại New York.

Chuyên gia phân tích thời cuộc Đông Nam Á, ông Carl Thayer, thuộc trường Đại học New South Wales. Ông nói ngoại trưởng Indonesia đã khéo léo trong việc đưa cả hai bên vào đàm phán và thiết lập một quá trình điều giải.

Ông Thayer cho biết: “Thứ nhất, đó là một cuộc họp không chính thức giữa các vị ngoại trưởng, do đó tính cách không chính thức giúp đem lại bầu không khí thoải mái. Để tạo điều kiện thuận lợi cho một tiến trình. Để củng cố các thỏa thuận trong hiệp định thân hữu và hợp tác mà cả hai bên đã ký.”

Ngoại trưởng Indonesia cho biết ông không trông đợi có được khai thông lớn nào trong các cuộc đàm phán tại Jakarta. Nhưng ông nêu ra rằng các vị chỉ huy quân đội của cả hai bên đang tôn trọng một lệnh ngưng bắn không chính thức, và đã đạt được một vài tiến bộ trong việc có thể để cho các quan sát viên của ASEAN vào khu vực có tranh chấp.

Qua việc đề xuất các cuộc đàm phán để chấm dứt vụ xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, ông Thayer nói ASEAN đang tăng cường vị thế với tư cách là một tổ chức ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuy nhiên, một số người chỉ trích nhận xét rằng ASEAN không có mấy kinh nghiệm trong việc giải quyết xung đột. Và họ cho rằng chính sách không can thiệp vào nội bộ các nước thành viên của khối này có thể gây trở ngại cho các nỗ lực giải quyết vụ tranh chấp.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG