Đường dẫn truy cập

Ấn Độ theo dõi tình trạng ô nhiễm không khí


Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ phải thay đổi định kiến toàn cầu cho rằng nước này không quan tâm đến môi trường hay tình trạng biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ phải thay đổi định kiến toàn cầu cho rằng nước này không quan tâm đến môi trường hay tình trạng biến đổi khí hậu.

Giữa những mối quan ngại ngày càng tăng cho rằng Ấn Độ chưa tiến hành đủ các biện pháp để chống lại tình trạng ô nhiễm không khí ở mức báo động, Thủ tướng Narendra Modi đã đề xuất một chỉ số về chất lượng không khí trên toàn quốc để theo dõi tình trạng tại 10 thành phố lớn. Trọng tâm chú ý dồn vào vấn đề ô nhiễm không khí xuất phát sau khi thủ đô Ấn Độ qua mặt Bắc Kinh về bầu không khí độc hại nhất thế giới. Thông tín viên VOA Anjana Pasricha tường thuật từ New Delhi.

Sử dụng một tiêu chuẩn toàn cầu, chỉ số mới về ô nhiễm không khí sẽ theo dõi 8 tác nhân gây ô nhiễm và dùng quy ước màu để mô tả các tác động đối với sức khỏe, màu xanh lá cây là không khí trong sạch nhất và màu đỏ là không khí dơ bẩn nhất. Việc này sẽ tạo dễ dàng cho công dân ở các thành phố đông đúc như New Delhi, Bangalore và Chennai đánh giá phẩm chất không khí.

Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ phải thay đổi định kiến toàn cầu cho rằng nước này không quan tâm đến môi trường hay tình trạng biến đổi khí hậu.

Ông Modi nói Ấn Độ đã có truyền thống lâu đời là tôn trọng môi trường và có thể chứng tỏ cho phần còn lại của thế giới thấy đường lối giải quyết thách thức này.

Quy trách vấn đề là do những lối sống thay đổi, ông kêu gọi người dân Ấn Độ giảm thiểu rác rưởi và bảo toàn các tài nguyên khi họ trở nên giàu có hơn.

Không khí ô nhiễm ở Ấn Độ bị quy cho là do khói từ xe cộ chạy bằng dầu diesel gây ngột ngạt các thành phố Ấn Độ, và khói cùng bụi bặm do sinh hoạt công nghiệp và xây dựng.
Không khí ô nhiễm ở Ấn Độ bị quy cho là do khói từ xe cộ chạy bằng dầu diesel gây ngột ngạt các thành phố Ấn Độ, và khói cùng bụi bặm do sinh hoạt công nghiệp và xây dựng.

Các mức độ đáng báo động về ô nhiễm không khí đã trở thành mối quan ngại cấp thiết cho cư dân thành thị. Tổ chức Y tế Thế giới WHO nói 13 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Ấn Độ. Tệ hại nhất là Delhi. Các giới chức Ấn Độ đã tranh cãi về cả hai phát hiện vừa kể, nhưng các chuyên gia nói những chất ô nhiễm trong làn khói mù dầy đặc bao phủ trên thủ đô Ấn Độ trong những tháng mùa đông có thể lên tới 3 lần mức độ có thể chấp nhận được vào những ngày tệ nhất.

Ô nhiễm không khí ở Ấn Độ bị quy là do khói từ xe cộ chạy bằng dầu diesel gây ngột ngạt các thành phố, và khói cùng bụi bặm do sinh hoạt công nghiệp và xây dựng.

Các bác sĩ cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí gia tăng đang châm ngòi cho sự gia tăng các chứng bệnh như hen xuyễn, sưng phổi kinh niên và ung thư phổi.

WHO gọi ô nhiễm không khí là nguyên do hàng đầu gây ra những ca chết yểu ở Ấn Độ, với khoảng 620.000 ca tử vong vì các chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm.

Bà Anumita Roychowdhury là người đứng đầu chương trình ô nhiễm không khí tại Trung tâm Khoa học và Môi trường ở New Delhi. Bà gọi việc đề xuất chỉ số này là bước đầu tốt đẹp trong việc chống lại một vấn đề nghiêm trọng. Bà nói bước kế tiếp phải là buộc các chính quyền thành phố công bố những cảnh báo về sức khỏe công cộng và đưa ra những kế hoạch khẩn cấp trong những ngày mà mức ô nhiễm vượt qua các giới hạn có thể chấp nhận được.

Bộ trưởng Môi trường Prakash Javadekar (trái) hy vọng danh mục mới sẽ đem lại một động cơ quan trọng cho các chính sách giúp cải thiện chất lượng không khí qua việc tăng cường nhận thức của công chúng.
Bộ trưởng Môi trường Prakash Javadekar (trái) hy vọng danh mục mới sẽ đem lại một động cơ quan trọng cho các chính sách giúp cải thiện chất lượng không khí qua việc tăng cường nhận thức của công chúng.

Bà Roychowdhury: “Chẳng hạn như ở Bắc Kinh, có những hạn chế về giao thông, họ đóng cửa các nhà máy trong một thời gian, hoạt động xây dựng bị tạm ngưng. Họ không cho phép 80% công xa đi lại trên đường phố. Rõ ràng có một kế hoạch hành động rất mạnh được áp sụng để giảm thiểu mức ô nhiễm nghiêm trọng và đó là điều chúng ta cần phải hướng tới.”

Bộ trưởng Môi trường Prakash Javadekar hy vọng chỉ số mới sẽ đem lại một động lực quan trọng cho các chính sách giúp cải thiện chất lượng không khí qua việc tăng cường nhận thức của công chúng.

Bà Roychowdhury nói chỉ số mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các chính quyền đề xuất các biện pháp như hạn chế xe cộ của tư nhân.

Bà Roychowdhury cho biết: “Ngày nay, thậm chí chính phủ cũng có thể cảm thấy khó mà thúc đẩy nhiều quyết định đòi hỏi giảm bớt sự lệ thuộc vào xe hơi tư nhân chẳng hạn. Nhưng nếu dân chúng hiểu được là ô nhiễm không khí có tác động gì đối với sức khỏe của họ, rồi tất cả những quyết định khó khăn mà nay chúng ta cần phải tiến hành, thì chúng ta có thể xây dựng hậu thuẫn quần chúng trên dó.”

chỉ số được đề xuất tại hội nghị 2 ngày này với sự tham dự của các bộ trưởng môi trường và lâm nghiệp từ tất cả các bang của Ấn Độ. Hội nghị sẽ cứu xét các biện pháp nhằm tăng cường các luật lệ xanh.

Trong hai năm sắp tới, chỉ số sẽ được mở rộng qua 66 thành phố với khối dân khoảng hơn 1 triệu người.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG