Đường dẫn truy cập

Nhà ngoại giao Mỹ thăm lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất


Mới đây, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã hoan nghênh một chuyến thăm của nhà ngoại giao Mỹ Eric John. Hòa thượng Thích Quảng Độ là tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động tại Việt Nam. Giáo hội này được thành lập hồi thập niên 1960 để phản đối sự can thiệp của hoa Kỳ và cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, giáo hội lại lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ giúp đỡ. Đây là một phần trong câu chuyện phức tạp về đường lối của Phật giáo Việt Nam.

Trong suốt thời gian gần 6 năm vừa qua, hòa thượng Thích Quảng Độ sống bên trong Thanh Minh Thiền viện tại thành phố Hồ Chí Minh, việc đi lại của hòa thượng bị chính phủ Việt Nam hạn chế. Tuy nhiên, hôm thứ hai vừa qua, Phó trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Eric John đã không gặp trở ngại trong việc đến thăm vị tu sĩ 78 tuổi có chủ trương đối kháng với nhà nước này.

Tôi không bị hạn chế dưới bất cứ hình thức nào khi đi gặp ông Thích Quảng Độ. Cơ bản là chúng tôi đã lái xe thẳng vào khuôn viên thiền viện.

Những người khác không được dễ dàng như thế. Hồi tháng 3, các nhà tranh đấu cho nhân quyền người Na Uy đã bị công an bắt giữ sau khi trao một giải thưởng cho hòa thượng Thích Quảng Độ về các hoạt động bênh vực cho quyền tự do tôn giáo.

Tổ chức của hòa thượng Thích Quảng Đô, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị chính phủ cấm hoạt động. Giáo hội được thành lập ở nam Việt Nam vào năm 1964. Khi đó, giáo hội phản đối Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn chống Mỹ.

Nhưng sau khi Bắc Việt chiến thắng vào năm 1975, thì chính nhà nước cộng sản đã khơi mào cho sự chống đối từ phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Năm 1981, chính phủ yêu cầu tất cả các nhóm Phật giáo gia nhập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Quảng Độ và các thành viên khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ chối không gia nhập. Ông Lê Công Cầu, người lãnh đạo cánh thanh niên của giáo hội, giải thích lý do: (Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để nghe)

Nhưng các Phật tử khác của Việt Nam cho rằng lằn ranh của cuộc xung đột không rõ ràng. Ông Nguyễn Đắc Xuân là một người từng lãnh đạo phong trào thanh niên vào thập niên 1960, nhưng sau đó đã rời khỏi tổ chức. Hiện ông là một sử gia.

Chưa rõ có bao nhiêu tu sĩ Phật giáo theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Những người thuộc giáo hội này than phiền rằng nhà nước can thiệp vào sự đi lại và các hoạt động tôn giáo của họ. Thượng tọa Thích Chí Thắng là một tu sĩ cấp cao tại một ngôi chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở Huế.

Những lời than phiền như vậy đã khiến nhiều tu sĩ trong giáo hội chống đối việc trở lại Việt Nam của một thành viên nổi tiếng nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Là một thiền sư, ông Thích Nhất Hạnh năm nay 80 tuổi, đã từng là một trong những người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hồi thập niên 1960. Sống lưu vong từ năm 1966, ông đã được nhiều Phật tử ở Hoa Kỳ và Pháp theo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt nam từ tháng 2, với sự chấp thuận của chính phủ. Hồi đầu tháng 4, ông đã cử hành nhiều buổi lễ tại Huế.

Ông Lê Công Cầu nói rằng các Phật tử ở Huế không chú ý đến chuyện này.

Tuy nhiên, nhiều người khác nhận định rằng một số buổi lễ của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thu hút rất nhiều người, và họ gợi ý rằng một hình thức thiền cải tiến có thể không thích hợp ở Huế.

Sự phản đối chính của ông Cầu là ông coi chuyến đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một sự thành công về mặt tuyên truyền cho chính phủ Việt Nam

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam không hoàn chỉnh. Theo luật định, mọi tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước.

Nhưng đối với đa số người Việt, Việt Nam đang được tự do tôn giáo nhiều hơn. Nhà ngoại giao Mỹ Eric John nói rằng đã có sự cải thiện rõ ràng trong năm 2006.

Chúng ta đã thấy các biến chuyển đáng kể. Tôi nghĩ rằng là có tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ông John nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đề nghị Việt Nam cho phép tự do tôn giáo nhiều hơn. Nhưng Hoa Kỳ sẽ không quan tâm đến lời kêu gọi của hòa thượng Thích Quảng Độ đề nghị dùng thương mại như một cái cần để thúc đẩy Việt Nam cởi mở hơn về các vấn đề nhân quyền.

Hồi thập niên 1960, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp ít hơn vào nội bộ Việt Nam. Năm 2007 này thì giáo hội lại đòi Hoa Kỳ can thiệp nhiều hơn.

Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để nghe hoặc tải xuống toàn bộ bài tường trình:

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG