Đường dẫn truy cập

ASEAN kêu gọi Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân


Các nhà lãnh đạo của 16 quốc gia trong vùng Châu Á Thái Bình Dương đã cam kết tăng tốc tiến trình hòa nhập kinh tế, và kêu gọi Bắc Triều Tiên từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân. Các thông cáo được đưa ra vào cuối cuộc họp thương đỉnh Đông Á ở thành phố Cebu của Philippin.

Tổng thống Philippin, bà Gloria Arroyo tuyên bố tiến bộ đạt được trong nhiều ngày vừa qua giữa các nhà lãnh đạo và ngoại trưởng từ đông nam Châu Á và các lân bang Châu Á Thái bình dương đã đưa khu vực này tiến thêm một bước gần hơn đến sự hội nhập kinh tế toàn diện.

Bà Arroyo nói rằng Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á, vừa họp hội nghị thượng đỉnh tại Philippin vào ngày thứ bẩy và chủ nhật, có thể đóng một vai trò chủ chốt trong việc đạt đến mục tiêu đó.

Chúng ta có thể trở thành một động lực vào lúc trung tâm và cốt lõi của khu vực Đông Á hòa mình vào nền kinh tế hùng mạnh và cởi mở từ bên trong khu vực và xuyên qua các đại dương.

ASEAN muốn thành lập một thị trường chung cho 10 nước thành viên của mình trước năm 2015, và chung cuộc mở rộng thị trường này để bao gồm 6 đối tác mậu dịch trong khu vực là Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Một khối như vậy sẽ bao gồm gần một nửa dân số thế giới, và chiếm 1 phần 5 khối lượng mậu dịch thế giới hiện hữu.

Hôm nay, vào lúc các nhà lãnh đạo của tất cả 16 quốc gia tề tựu tại Cebu dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á thường niên lần thứ nhì, các nhà lãnh đạo đã cam kết tăng tốc mậu dịch tự do trong khu vực.

Thỏa thuận về nhiều vấn đề đã đạt được ở đây trong tuần vừa qua, từ mậu dịch và đầu tư, cho đến quyền của công nhân di trú, cho đến hợp tác và chống khủng bố.Các tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã là đề tài nổi bật trong các cuộc đàm phán.

Họp lần đầu tiên kể từ khi Bắc Triều Tiên thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân hồi tháng 10, bà Arroyo lập lại lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân.

Chúng tôi kêu gọi Bắc Triều Tiên tiến hành các biện pháp cụ thể và hữu hiệu hướng tới việc thực thi đầy đủ Thông cáo chung ngày 19 tháng 9 năm 2005.

Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ, cùng với Trung Quốc và Nga, hai nước đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, trong ba năm vừa qua, đã cố gắng thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ các chương trình hạt nhân.

Vòng thương thuyết mới nhất kết thúc hồi tháng 12 mà không đạt được tiến bộ nào. Bình Nhưỡng và Washington bất đồng về các biện pháp trừng phạt tài chính do Hoa Kỳ áp đặt nhằm ngăn chặn các hoạt động làm bạc giả và rửa tiền mà Bình Nhưỡng bị cáo buộc.

Phía Bắc Triều Tiên muốn các biện pháp chế tài này được bãi bỏ như một điều kiện tiên quyết cho mọi nhượng bộ về vấn đề hạt nhân. Hôm nay, các nhà lãnh đạo Châu Á cũng đề nghị Bình Nhưỡng lần đầu tiên giải quyết vấn đề những người Nhật và Nam Triều Tiên bị các điệp viên Bắc Triều Tiên bắt cóc trong nhiều thập niên qua.

Các nhà lãnh đạo đồng ý cắt giảm sự lệ thuộc vào dầu khí và tìm các nguồn năng lượng mới, vào lúc giá dầu cao trên và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia Á Châu trong việc đi tìm các nguồn năng lượng mới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG