Đường dẫn truy cập

Các nước láng giềng lo ngại về vụ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng


Việc Bắc Triều Tiên tuyên bố vừạ thử hạt nhân gây lo ngại rằng các quốc gia láng giềng phi hạt nhân của nước ngày sẽ bắt buộc phải phát triển các loại vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Tuy nhiên, kịch bản này khó có thể xảy ra.

Trong khi vụ nổ ngày thứ Hai ở Bắc Triều Tiên rõ ràng đã gây những dư chấn nhỏ ở khu vực xung quanh, thì chấn động về chính trị có thể là rất lớn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Tomohiko Taniguchi công nhận rằng ở Nhật Bản đã có những biểu hiện muốn phát triển vũ khí hạt nhân cho chính nước mình.

Một số chính trị gia, các nhà phân tích chính trị, những người phát biểu ý kiến ở Nhật Bản nói rằng nếu thực sự Bắc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân, thì Nhật Bản cũng phải tính đến chiến lược cho tương lai của mình.

Những phỏng đoán kiểu như vậy từ lâu đã bị coi là cấm kị ở Nhật Bản, quốc gia duy nhất bị dội bom nguyên tử. Tuy nhiên việc thử hàng loạt tên lửa trong một ngày hồi tháng 7 của Bắc Triều Tiên đã làm nổi lên những ý kiến mà trước đây chỉ được nói tới một cách kín đáo.

Tuyên bố của Bình Nhưỡng ngày thứ Hai rằng nước này đã cho nổ một cơ cụ hạt nhân dường như đã làm cho chủ đề này thêm phổ biến hơn.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Quốc đã nhanh chóng lên án hành động của Bắc Triều Tiên, và nói rằng hành động đó đe dọa đến an ninh khu vực.

Ông Yoshinori Suematsu, một thành viên quốc hội thuộc Đảng Dân chủ đối lập, là một trong số những người đứng đầu trong việc ủng hộ việc cấm phổ biến hạt nhân. Ông nói rằng ông e rằng tâm lý ở Nhật Bản hiện nay sẽ bắt đầu chuyển sang việc thủ đắc vũ khí hạt nhân.

Trong quá khứ, không có chuyện bàn cãi rằng Nhật bản nên có vũ khí hạt nhân hay không. Vì vậy một cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ càng khiến tâm lý này dâng cao.

Tuy nhiên Ngoại trưởng Taniguchi phản ánh ý kiến của nhiều người khác cho rằng việc Nhật Bản có vũ khí hạt nhân là khó có thể thành hiện thực. Ông nói sự hợp tác ngày càng được tăng cường giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ về phi hạt nhân đã kéo dài lâu nay. Ông Taniguchi nói thêm rằng trong khi Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực, thì điều này không có nghĩa là nước ông muốn trở thành một cường quốc hạt nhân.

Quan hệ an ninh giữa Tokyo và Washington, chưa bao giờ bị xấu đi, mà ngược lại còn được tăng cường hơn. Nhật Bản sẵn sàng cùng Hoa Kỳ gánh vác trách nhiện đảm bảo an ninh trong khu vực, tất nhiên là theo đường lối truyền thống.

Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Đài Loan đều đã đạt được công nghệ hạt nhân dân sự tiên tiến, điều này là khởi đầu thuận lợi cho họ nếu họ quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên cả ba quốc gia này đều sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ phía Washington và Bắc Kinh nếu họ đi theo con đường này.

Cả ba quốc gia đã được che chở bởi cái gọi là chiếc dù hạt nhân Hoa Kỳ. Cơ chế này đã hoạt động trong nhiều thập niên để bảo toàn sự ổn định trong khu vực.

Trong quá khứ Nam Triều Tiên và Đài Loan đã xét đến khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Hán thành đã nhượng bộ do sức ép từ Washington trong những thập niên 70 và 80 nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của nước này, và đã cam kết sẽ không thủ đắc loại vũ khí này.

Trong khi cả thế giới chờ đợi tác động khu vực mà vụ nổ mà Bắc Triều Tiên gây ra ngày thứ Hai, thì tác động tới chính Bắc Triều Tiên hiện cũng không rõ ràng hơn.

Một số phân tích gia tin rằng nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il và quân đội của ông mong đợi rằng vụ thử hạt nhân sẽ khiến thế giới kính nể Bình Nhưỡng hơn nữa. .

Tuy nhiên phản ứng ngay lập tức đối với hành động này, ít nhất cũng sẽ làm nước này bị cô lập, và sẽ có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn từ phương Tây, Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Thậm chí những người bạn lâu đời của Bình Nhưỡng là Moscow và Bắc Kinh cũng có thể sẽ tránh xa chế độ này. Ngay sau vụ nổ ngày thứ Hai được tuyên bố, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “cực lực phản đối” bất cứ vụ thử hạt nhân nào của Bắc Triều Tiên, và hy vọng Bình Nhưỡng sẽ quay lại bàn đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân.

Một nhà tư vấn điều hành của Hiệp hội Điều phối Toàn cầu T.W.Kang tại Nhật Bản đã đi thăm Bắc Triều Tiên liên quan đến công việc kinh doanh. Ông bày tỏ quan ngại rằng chiến lược hạt nhân của ông Kim Jong Il có thể phản tác dụng, gây nên sự bất ổn định khu vực.

Nếu ông ta tiếp tục thực hiện điều này và không đạt được kết quả nào, thì có thể gây nên căng thẳng trong quân đội Bắc Triều Tiên, trong đảng của ông ta. Tất cả những khả năng đó là hoàn toàn có thể. Nếu có ùng hô nào cho việc sử dụng các biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề này, thì có thể đó là việc chúng ta muốn đem lại cho chế độ đó một sự ổn định.

Trước khi xảy ra các vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên và các lời đe dọa thử nghiệm hạt nhân, Trung Quốc và Nam Triều Tiên, và ở một mức độ thấp hơn cả Nhật Bản, cũng đã có những biện pháp thận trọng đôí với Bình Nhưỡng. Ông Kang nói rằng họ lo ngại về các tác động kinh tế và xã hội nếu quốc gia theo kiểu đừng lối Stalinít với 23 triệu người nghèo đói này sụp đổ một cách đột ngột.

Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không thích thấy điều này xảy ra. Tôi tin là Nhật Bản cũng sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các thuyền nhân vượt qua biển Nhật Bản tới nước này. Nam Triều Tiên cũng sẽ gặp khó khăn.

Các phân tích gia tính toán rằng sự sụp đổ này có thể khiến cho khu vực tốn hàng trăm tỉ đô la, mà Triều Tiên là nước chịu phần phí tổn nhiều nhất, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ tất cả đều bắt buộc phải đóng vai trò quan trọng trong việc lập lại trật tự ở Bắc Triều Tiên.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG