Đường dẫn truy cập

Sinh hoạt chính trị của người Mỹ gốc Việt tại California


Đã hơn 30 năm từ khi hàng ngàn người Việt Nam bắt đầu di cư ra nước ngoài vào năm 1975, và một số rất lớn đã đến Hoa Kỳ. Sau những tháng năm đầu chật vật với kế sinh nhai, giờ đây cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trưởng thành, và đã có những sinh hoạt vượt ra ngoài những hạn hẹp của miếng cơm manh áo. Sau đây là tường trình của Trưởng ban Việt Ngữ đài VOA Michael Mathes về sinh hoạt chính trị của người Mỹ gốc Việt trong bang California nơi có cộng đồng người Việt rất đông đảo.

Ông Nguyễn Đức Tân, một người ở tuổi ngoài 30 sinh quán tại Đà Nẵng, đang vận động ráo riết cho vòng tranh cử sơ bộ sẽ diễn ra vào thứ ba này, có điều là ông không ra tranh cử ở Việt Nam, quê hương của mình, mà ông ra tranh cử trong bang California, nơi mà gia đình của ông đến định cư sau chuyến vượt biên bằng tàu hồi năm 1981. Ông Tân hiện sống trong bang California, và ông muốn được ghi vào lịch sử là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Quốc Hội Mỹ.

Ông ra tranh cử với tư cách là một thành viên thuộc đảng Cộng Hòa bảo thủ, tại địa hạt 47, của Quận Cam nơi cộng đồng người Việt rất đông đảo. Nếu thắng trong vòng bầu chọn sơ bộ thì vào tháng 11 tới đây, ông Tân sẽ phải tranh chiếc ghế quốc hội với nữ dân biểu hiện nay của địa hạt này là bà Loretta Sanchez, đã 5 lần đắc cử. Bà Sanchez từ lâu này đã được xem như một người bạn sát cánh với cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, ông Tân cho rằng phần lớn các mối quan tâm của cộng đồng người Việt đã không được chú ý đến cho mãi đến bây giờ.

Tôi nghĩ rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt muốn có đại diện của mình, họ muốn một người nào đó dù là người Việt hay người gốc Châu Mỹ La Tinh, hay người bản xứ, không chỉ đại diện bằng những lời lẽ suông mà cần phải hành động mang lại kết quả thực sự. Chúng tôi là những người đã phải bỏ nước ra đi chạy trốn chế độ cộng sản ở Việt Nam, và đương nhiên vấn đề này luôn luôn là một vấn đề rất lớn đối với chúng tôi, nhất là đối với thế hệ cao niên ở đây. Tuy nhiên, cũng cần nhìn vào các vấn đề khác của cộng đồng người Việt tại đây. Ngoài vấn đề chống cộng, đấu tranh cho nhân quyền và đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, còn có các vấn đề khác. Đất nước này giờ đây là quê hương của chúng tôi, và lại không có chính trị gia nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng người Việt ở đây.

Các cộng đồng người Việt ở Mỹ đang bắt đầu tìm thấy tiếng nói của mình trong lãnh vực chính trị, và đã có một số ít người Mỹ gốc Việt được bầu vào các chức vụ quan trọng cấp tiểu bang và thành phố ở hai bang California và Texax. Một trong những người này là cô Madison Nguyễn, thành viên của hội đồng thành phố San Jose. Cô Madison đã được nhiều người biết đến khi cô đánh bại một ứng viên người Mỹ gốc Việt khác. Cuộc đua tranh trong lãnh vực chính trị được nhiều người xem như là sự trưởng thành về mặt chính trị của người Mỹ gốc Việt.

Ông Hubert Võ một người tái định cư ở Mỹ với gia đình và là người Việt đầu tiên được bầu vào viện lập pháp của Texas hồi tưởng lại những ngày mới đến Mỹ, ông nói rằng khi các gia đình Việt nam đặt chân lên đất Mỹ thì chính trị là một điều gì đó rất xa vời trong trí họ.

Không bao lâu sau thời điểm chuyển đổi này, có thể sẽ nổi lên một nhân vật người Mỹ gốc Việt, như trường hợp của Mel Martinez, người Mỹ gốc Cuba đầu tiên được bầu vào Thượng Viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên các chính trị gia đồng ý rằng các thế hệ lớn tuổi và trẻ tuổi người Việt trước hết phải đi đến thỏa thuận với nhau. Tình hình tại Việt Nam vẫn là một vấn đề mấu chốt đối với cử tri người Mỹ gốc Việt, nhất là đối với những lớn tuổi đã rời Việt Nam vào những năm của thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. Tuy nhiên đối với thế hệ phụ huynh người Mỹ gốc Việt sau này, những vấn đề quan trọng khác cũng đang được đặt ra như: trường học trong cộng đồng, tỉ lệ tội phạm, luật lệ di trú thay đổi, thuế tài sản, cuộc chiến tranh tại Iraq, cùng với vấn đề các dịch vụ bằng tiếng Việt trong cộng đồng.

Chính trị gia nổi bật nhất hiện nay là ông Trần Thái Văn, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào hội đồng lập pháp của tiểu bang California. Ông Văn nói rằng ông đã giúp đưa tiếng nói chính trị của người Việt vượt xa hơn giới hạn của Quận Cam để vươn đến một vị trí nổi trội hơn.

Trở lại Địa Hạt 47, ông Nguyễn Đức Tân, ứng cử viên cho chức vụ dân biểu liên bang ở địa hạt này, đang tập trung nỗ lực cho vòng bầu cử sơ bộ vào ngày 6 tháng 6. Ông cho biết giữa và cộng đồng đã phải nỗ lực rất nhiều, không phải chỉ những nỗ lực nhằm tồn tại và phát triển thôi, mà còn phải cố gắng duy trì những mối liên kết với văn hóa truyền thống và di sản của Việt Nam đồng thời phải học theo cách sống của người dân Mỹ.

Tôi rất trân trọng cơ hội mà tôi có được: đó là đến được đây và được đất nước này đón nhận. Với kinh nghiệm đó, với tôi mỗi một ngày ở đây là một cơ hội. Là người Mỹ gốc Việt đã trãi qua kinh nghiệm đó, chúng tôi sẽ là những công dân tốt, và là những người có thể đóng góp tích cực những kinh nghiệm, ý tưởng và những quan điểm mới cho quốc hội.

Trong trường hợp ông Tân không giành được thắng lợi trong vòng bầu cử sơ bộ, thì cơ hội vẫn còn mở ra cho một người Việt khác, đó là ông Phạm Xuân Quang, một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

Ông Quang cho biết sẽ tính đến chuyện tranh chiếc ghế của dân biểu Loretta Sanchez vào tháng 11 trong tư cách là ứng cử viên độc lập, với điều kiện là ông sẽ không phải tranh cử với người đồng hương Việt Nam.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG