Đường dẫn truy cập

Ảnh hưởng của bão Katrina đối với nền kinh tế Hoa Kỳ


Trong lúc giới hữu trách đang ước định thiệt hại do cơn bão Katrina gây ra tại khu vực duyên hải, phần giữa Vịnh Mêhicô của Hoa Kỳ, các nhà kinh tế bày tỏ quan ngại rằng thiên tai này có thể khiến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ trì trệ. Cụ thể, khu vực phía nam của tiểu bang Louisiana là một trung tâm sản xuất dầu khí quan trọng, đồng thời là một trung tâm vận chuyển ngũ cốc chính. Thông tín viên Greg Flakus của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ tường trình từ Houston.

Trong lúc cơn bão Katrina tiến vào miền duyên hải Vịnh Mêhicô hồi tuần trước, các công ty dầu khí đã ngưng hoạt động các dàn khoan ngoài khơi, đồng thời sơ tán nhân sự và thiết bị ra khỏi nhiều cơ sở nằm dọc theo bờ biển. Nay cơn bão đã qua rồi, song các nhân sự đang gặp phải trở ngại trong việc trở lại các khu vực bị ảnh hưởng bão để đánh giá thiệt hại.

Mặc dùng không phải tất cả các dàn khoan đều nằm trên lộ trình chính của cơn bão, song để bảo đảm an toàn, các công ty chủ quản đã cho ngưng hoạt động tất cả các dàn khoan, ngoại trừ các dàn khoan nằm xa về phía tây, thuộc khu bờ biển của tiểu bang Texas.

Bill Mintz, phát ngôn viên của công ty Apache Corporation, có trụ sở tại Houston, nói rằng bay ra khơi nay rất khó do các dịch vụ máy bay và trực thăng nay đã bị gián đoạn. Tuy nhiên ông cho biết rằng công ty của ông đang cố gắng khôi phục lại hoạt động càng sớm càng tốt.


Trong lúc này chúng tôi đang đưa nhân sự trở lại các dàn khoan nằm về phía tây của lộ trình cơn bão, và chúng tôi bắt đầu ước định thiệt hại trong các khu vực nằm trong và kế cận khu vực cơn bão quét qua.

Ông Mintz nói rằng ngay cả khi các nhân viên có thể trở lại được một dàn khoan đã ngưng hoạt động, họ cũng không thể khôi phục và cho nó hoạt động trởi lại ngay được.

Trước đó các nhà kinh tế đã nghĩ đến chuyện giá xăng dầu sẽ tạm lắng dịu một thời gian do nhu cầu lái xe đi lại vào mùa hè sắp chấm dứt, từ đó nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng giảm, thế nhưng nay họ nói rằng giá dầu có thể sẽ tiếp tục tăng và giữ mức cao ít nhất trong nhiều tuần lễ. Điều này sẽ khiến cho tỉ lệ tăng trưởng kinh tế có thể giảm đến 3%, và như vậy sẽ kéo tổng sản phẩm quốc gia GNP về gần mức âm.

Dan Pickering, chủ tịch công ty hợp doanh Pickering Energy Parners ở Houston nói rằng doanh thu của một số công ty năng lượng lớn sẽ gia tăng trong một giai đoạn ngắn do thiên tai này, tuy nhiên những công ty nào bị thiệt hại trực tiếp từ cơn bão có thể bị chậm lại.


Tác động tài chính đối với các nhà sản xuất rõ ràng là tích cực. Rõ ràng giá dầu khí sẽ tăng. Do đó cụ thể là những công ty nào không khai thác ngoài khơi sẽ hưởng lợi từ chỗ giá cả hàng hóa tăng. Tuy nhiên những gì xảy ra nói chung sẽ tạo ra khó khăn cho tất cả các cơ sở năng lượng dọc theo Vịnh Mêhicô, và việc này phải mất vài tuần có khi vài tháng mới khắc phục được.

Ông Pickering nói thêm rằng tác động kinh tế của cơn bão Katrina không chỉ giới hạn trong lãnh vực khai thác dầu hỏa mà thôi, việc các nhà máy lọc dầu trong khu vực ngưng hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn đến giá xăng dầu trong ngành vận tải.


Giá xăng chắc chắn sẽ tăng nữa. Gián đoạn trong khai thác dầu hỏa do thiên tai này đã lấy mất đi khoảng 6% tổng công xuất lọc dầu của Hoa Kỳ. Khu vực New Orleans mỗi ngày cung cấp khảong 1 triệu thùng dầu, và nguồn cung cấp này sẽ bị gián đoạn một vài tuần do hậu của cơn bão cộng với việc mất điện.

Lượng dầu hỏa khai thác tại Vịnh Mêhicô chiếm khoảng 2% tổng sản lượng dầu hỏa trên toàn thế giới, và chiếm khoản 25% tổng số dầu thô do Hoa Kỳ khai thác được. Đây còn là khu vực cung cấp khí đốt quan trọng.

Việc ngưng hoạt động các hải cảng tại New Orleans và khu vực kế cận cũng gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu lương thực của Hoa Kỳ. Đa số ngũ cốc thu hoạch trong vùng trung tây của Hoa Kỳ được vận chuyển bằng đường sông Mississippi sau đó được đưa lên tàu để xuất ra nước ngoài.

Phát ngôn viên của một công ty nông nghiệp lớn của Hoa Kỳ nói rằng hiện còn quá sớn để đánh giá ảnh hưởng do cơn bảo gây ra cho công ty này.

Hải cảng ở miền nam Louisiana được xem là lớn nhất Hoa Kỳ và lớn hàng thứ 5 trên thế giới, xét về khối lượng hàng hóa giao nhận hàng năm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG