Đường dẫn truy cập

Việt Nam áp thuế chống phá giá đối với một số công ty đường Thái Lan


Đường. [Ảnh minh họa]
Đường. [Ảnh minh họa]

Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá từ 25,73% đến 32,75% đối với các sản phẩm đường nhập khẩu từ một số nhà sản xuất đường lớn nhất của Thái Lan trong thời gian gần ba năm, Bộ Công thương thông báo hôm 9/8.

Theo Reuters, quyết định được đưa ra sau một "cuộc điều tra cẩn thận và công bằng" và sẽ có hiệu lực từ ngày 18 tháng 8 năm 2023 đến ngày 15 tháng 6 năm 2026, Bộ cho biết trong một tuyên bố.

Tin cho hay, Bộ này cho biết mức thuế chống bán phá giá 32,75% sẽ được áp dụng cho nhà sản xuất đường và năng lượng sinh học lớn nhất Thái Lan và châu Á Mitr Phol Sugar và bốn công ty liên kết.

Trong khi đó, Thai Roong Ruang Industry, một trong những nhà sản xuất đường hàng đầu châu Á và 5 công ty con sẽ bị áp thuế chống bán phá giá 25,73% và thuế chống trợ cấp 4,65%, tuyên bố cho biết thêm, theo Reuters.

Năm ngoái, Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ 5 nước Đông Nam Á nhưng có xuất xứ từ Thái Lan trong thời hạn 4 năm.

Theo Reuters, Việt Nam xóa bỏ thuế đối với đường nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á vào năm 2020, phù hợp với cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN.

Tuy nhiên, hãng tin Anh đưa tin, các điều khoản cho phép Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á áp đặt thuế nhập khẩu để bảo vệ quyền và lợi ích của các ngành công nghiệp trong nước trước hành vi phản cạnh tranh.

Theo VnExpress, cuộc điều tra của Việt Nam cho thấy “đường mía được Thái Lan trợ cấp, tràn vào Việt Nam, đã gây thiệt hại lớn đến ngành sản xuất nội địa”.

Báo điện tử này đưa tin, theo tính toán của cơ quan chức năng, 3.300 người bị mất việc, 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng “do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước”.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG