Đường dẫn truy cập

Nối gót EU, Campuchia kiểm tra và chặn nhập khẩu mì gói Việt Nam chứa chất cấm


Kể từ ngày 17/2/2022, EU áp dụng yêu cầu về chứng thư đối với từng lô sản phẩm mì ăn liền nhập khẩu vào khu vực này, sau khi hàng loạt quốc gia thành viên cảnh báo hoặc thu hồi một số sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam.
Kể từ ngày 17/2/2022, EU áp dụng yêu cầu về chứng thư đối với từng lô sản phẩm mì ăn liền nhập khẩu vào khu vực này, sau khi hàng loạt quốc gia thành viên cảnh báo hoặc thu hồi một số sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Campuchia vừa thông báo về việc giới hữu trách nước này sẽ kiểm tra và ngăn chặn nhập khẩu mì ăn liền của Việt Nam có chứa chất cấm Ethylene Oxide (EO), theo sau cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về việc thu hồi hoặc trả lại các loại mì của Việt Nam có chứa chất độc hại này.

Trước đó, tờ Khmer Times dẫn lời ông Phan Oun, Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cạnh tranh và Chống gian lận (KPR) của Campuchia nói nếu phát hiện những loại mì này trên thị trường Campuchia, KPR sẽ có biện pháp thu hồi.

Cục trưởng của Campuchia cho biết thêm rằng Tổng cục Hải quan nước này sẽ chỉ đạo cơ quan hải quan tại địa phương xếp loại những sản phẩm này là mặt hàng rủi ro, và các sản phẩm mì nhập khẩu sẽ phải có giấy chứng nhận không chứa EO.

Động thái của Campuchia diễn ra sau khi hàng loạt các nước EU cấm một số loại mì ăn liền và bánh phở khô của Việt Nam vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU.

Cụ thể, Đức đã gửi cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà và hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Thuận An, Bình Dương) có chứa chất cấm ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU.

Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon, quận Tân Phú, TP.HCM) và trả lại lô hàng.

Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia vì lý do bánh phở được sản xuất từ gạo biến đổi gene bất hợp pháp nên nước này đã thu hồi sản phẩm.

Ngay sau đó, Vụ Khoa học và Công nghệ, thuộc Bộ Công Thương Việt Nam hôm 22/7 nói trong 3 trường hợp bị cảnh báo chỉ có 1 trường hợp được xác định có mức EO vượt ngưỡng quy định của EU, đó là sản phẩm mì ăn liền hương vị gà và hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu.

Bộ này cho biết mặc dù ngưỡng giới hạn cho phép về EO chưa được quy định trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Việt Nam, nhưng kể từ khi xuất hiện các cảnh báo liên quan đến sản phẩm của Việt Nam trong năm 2021, giới hữu trách Việt Nam đã bắt đầu kiểm soát mức EO trong thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của EU.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG