Đường dẫn truy cập

Thủ tướng Việt Nam muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông


Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, bang California, ngày 15 tháng 2, 2016.
Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, bang California, ngày 15 tháng 2, 2016.

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi một vai trò lớn hơn của Mỹ trong việc ngăn chặn quân sự hóa và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong một lời kêu gọi hiếm hoi nhằm mưu tìm sự hậu thuẫn của Washington để kiềm chế sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Trong cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và Mỹ hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Washington cần có một tiếng nói mạnh mẽ hơn và “hành động thực tế và hiệu quả hơn”. Lời kêu gọi này có thể làm Trung Quốc nổi giận.

Căng thẳng đã tăng vọt kể từ khi Bắc Kinh xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa.

Chính phủ Việt Nam cho biết trên trang tin tức trực tuyến của mình: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có hành động thực tế và hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động thay đổi hiện trạng.

Tuyên bố không nhấn mạnh đến tên Trung Quốc, nhưng ông Dũng đã đặc biệt đề cập đến “xây dựng các đảo nhân tạo quy mô lớn” và “quân sự hóa”.

Với một đường chữ U lớn trên bản đồ chính thức của mình, Trung Quốc tuyên bố phần lớn Biển Đông, nơi Malaysia, Philippines, Đài Loan, Brunei và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Tổng thống Obama và các đồng minh ở Đông Nam Á sẽ chuyển sự chú ý của họ sang Trung Quốc vào hôm nay, ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh nhằm cải thiện thương mại và cung cấp một mặt trận thống nhất về tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.

Trong khi Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ tìm cách thống trị trên biển ở châu Á, Washington cho biết lợi ích của mình ở Biển Đông là đảm bảo tự do hàng hải.

Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã tăng ảnh hưởng bằng cách gửi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen và USS Curtis Wilbur đến gần khu vực tranh chấp bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Mặc dù Việt Nam thường xuyên phản đối các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, các nhà lãnh đạo quốc gia này thường tránh khiêu khích người láng giềng khổng lồ mà thương mại hàng năm có giá trị hơn 60 tỉ đôla và duy trì mối quan hệ tư tưởng gần gũi.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ tại Việt Nam khi ông mạnh mẽ theo đuổi liên kết thương mại và quốc phòng với Hoa Kỳ, và một lập trường chống Trung Quốc cứng rắn, so với những phản ứng của các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam trước sự quyết đoán của Bắc Kinh.

Ông Dũng đã gây nhiều tranh cãi khi bị loại khỏi bộ chính trị hồi tháng trước cho vị trí người đứng đầu đảng cộng sản. Điều này có nghĩa là ông Dũng sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của mình khi nhiệm kỳ của ông kết thúc trong năm nay, và điều đó có thể có ảnh hưởng tới Washington.

Ông Dũng cũng yêu cầu Tổng thống Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Trang web chính phủ dẫn lời ông Dũng nói, đó sẽ là một “con đường quan trọng để tăng cường tin cậy chính trị”.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng Năm.

Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Việt Nam bên lề hội nghị Sunnylands
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:45 0:00

XS
SM
MD
LG