Đường dẫn truy cập

Đô đốc Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông


Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.

Bất kỳ động thái của Trung Quốc nhằm cất cánh máy bay chiến đấu từ các đường băng mới trên đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp sẽ gây mất ổn định và sẽ không ngăn chặn được các chuyến bay của Hoa Kỳ ở khu vực này, một sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Hai.

Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, cũng kêu gọi Bắc Kinh cởi mở hơn về các ý định ở Biển Đông. Ông nói rằng điều này sẽ làm giảm bớt “một số cảm giác lo lắng mà chúng ta đang chứng kiến”.

Ông Aucoin nói về các động thái của Trung Quốc trong một buổi họp báo ở Singapore: “Chúng tôi không chắc chắn về ý định của họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trên biển, trên không, hoạt động trên khắp các vùng biển này… như chúng tôi đã làm từ rất lâu”.

Phó Đô đốc nói thêm, điều đó bao gồm cả “bay trên không phận đó”.

Các nhà phân tích an ninh Trung Quốc và khu vực nhận định rằng Bắc Kinh bắt đầu sử dụng đường băng mới tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cho các hoạt động quân sự trong vài tháng tới.

Tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên cho thử nghiệm các chuyến bay dân dụng trên đường băng dài 3.000m được xây dựng trên Đá Chữ Thập xuất phát từ Đảo Hải Nam.

Ông Aucoin nói, ông không thể đưa ra một ước tính về thời gian các máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quần đảo Trường Sa.

“Đó là một sự không chắc chắn gây bất ổn”, ông Aucoin nói khi được hỏi về tác động của các cuộc tuần tra có thể có của chiến đấu cơ của Trung Quốc. Ông nói, điều này sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về mục đích.

Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016.
Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016.



Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng Biển Đông, trong khi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này.

Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đang ngày càng tăng về những căng thẳng trên đường biển, nơi có ước tính khoảng 5 tỉ đôla thương mại qua lại hàng năm, bao gồm cả sản phẩm dầu khí được sử dụng bởi các quốc gia Đông Bắc Á.

Kể từ tháng 10 năm ngoái, hai tàu chiến của Hoa Kỳ đã tuần tra gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với danh nghĩa tự do hoạt động hàng hải mà Bắc Kinh đã cảnh báo là khiêu khích.

Các quan chức Trung Quốc phàn nàn cuối tháng 12 năm ngoái rằng máy bay ném bom B-52 bay gần một trong những hòn đảo nhân tạo của Bắc Kinh.

Các máy bay trinh sát và vận chuyển khác của Hoa Kỳ thường bay khắp vùng Biển Đông.

Các tàu chiến và tàu dân sự của Trung Quốc thường xuyên đe dọa tàu hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, nhưng Phó Đô đốc Aucoin cho biết quan hệ giữa hải quân hai nước sẽ tiếp tục, và coi mối quan hệ này là “tích cực”.

“Luật Biển Quốc tế đã giúp (Trung Quốc) trong nhiều năm. Chúng tôi chỉ muốn họ tôn trọng những quyền này để tất cả chúng ta có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng”, ông Aucoin nói.

Đô đốc Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết hồi tháng Một nói rằng Trung Quốc không có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, nước này sẽ “không bao giờ mất khả năng tự vệ”, ông Ngô nói, và cho biết thêm rằng, mức độ phòng thủ cơ bản phụ thuộc vào việc Trung Quốc bị đe dọa nhiều hay ít.

Trung Quốc đã gần hoàn thành một tàu bảo vệ bờ biển khổng lồ và có thể sẽ triển khai trang bị súng máy và đạn pháo ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin vào tháng Giêng, gọi tàu này là “quái thú”.

Đội tàu tuần duyên màu trắng của Trung Quốc hầu hết được trang bị vòi rồng và còi báo động. Con tàu hiện đang được sửa chữa lớn hơn một số tàu hải quân của Hoa Kỳ đang tuần tra tại khu vực.

Theo Reuters, Bloomberg

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG