Đường dẫn truy cập

Việt Nam ca ngợi khoa học gia TQ đoạt giải Nobel Y học 2015


Bà Đồ U U, khoa học gia người Trung Quốc đoạt giải Nobel Y học 2015.
Bà Đồ U U, khoa học gia người Trung Quốc đoạt giải Nobel Y học 2015.

Ngay sau khi bà Đồ U U trở thành người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel Y học, báo chí Việt Nam đã đăng tải nhiều bài báo về cuộc sống của bà và nghiên cứu có liên quan chặt chẽ đến chiến tranh Việt Nam.

Dự án quân sự bí mật

Tiền Phong, một trong những tờ báo hàng đầu của Việt Nam, hôm nay đã chạy hàng tít dài “Người thử thuốc rụng hết răng nhận Nobel Y học”.
Nội dung bài báo viết: “Đảm nhận trách vụ tìm ra thuốc chống sốt rét trong một dự án bí mật liên quan chiến tranh Việt Nam, nhà khoa học nữ Trung Quốc Đồ U U tự mình thử các loại thuốc đến mức rụng hết răng. Hôm qua, bà Tu cùng hai nhà khoa học Ireland và Nhật Bản thắng giải Nobel Y học 2015”.

Bài báo miêu tả bà Đồ là một nhà khoa học tận tâm, nghiên cứu hơn 640 loại cây thuốc, được liệt kê trong 2.000 liệu pháp và đã thực hiện hàng trăm nghiên cứu để khám phá ra phương pháp điều trị bệnh sốt rét nhưng tất cả đều thất bại cho đến lần thử thứ 191 vào tháng 4 năm 1971.

Bài viết cũng cung cấp chi tiết về công trình của bà Đồ liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Năm 1969, lãnh tụ Mao Trạch Đông của Trung Quốc phát động một dự án quân sự bí mật có tên “523” để chế tạo thuốc sốt rét hỗ trợ cho quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cũng như đối phó với sự bùng phát bệnh sốt rét ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc. Bà Đồ đã được lựa chọn làm trưởng dự án này.

Bài báo kể lại rằng trong năm 1971, dựa trên một văn bản cổ được viết cách đây 1.700 năm về làm thế nào để điều trị bệnh sốt rét với chiết suất từ cây ngải tây ngọt có tên khoa học là Artemisia annua (hoặc "qinghaosu" bằng tiếng Trung hoặc "thanh hao hoa vàng" trong tiếng Việt), bà Đồ đã phát hiện ra một cách ra những lượng hữu ích của thuốc artemisinin.

Các báo khác của Việt Nam cũng đăng tin và những câu chuyện tương tự về bà Đồ U U. Phiên bản trực tuyến của báo Lao Động đăng tải một bài báo có tựa là “Nhà khoa học nữ Trung Quốc đầu tiên giành Nobel Y học với thuốc sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng”

Tạp chí khoa học Việt Nam Tia Sáng đăng một bài báo dài “‘Bà lang’ Trung Quốc 85 tuổi nhận một nửa giải Nobel Y học”, trong khi phiên bản điện tử của tờ báo địa phương Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh chạy tít “Người Trung Quốc chia giải Nobel Y học 2015”.

Ở Việt Nam, sớm nhất là vào thế kỷ 14, danh y Tuệ Tĩnh đã sử dụng thanh hao hoa vàng để chữa trị sốt rét cho các bệnh nhân
Một đại diện từ Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam nói với Tân Hoa Xã

‘Thú vị’

Nhiều độc giả Việt Nam cho biết họ thấy thú vị với giải Nobel Y học 2005. Ông Nguyễn văn Thân, một cựu chiến binh đang cư trú tại Tp. Hồ Chí Minh nói với Tân Hoa Xã hôm nay rằng, sau khi đọc các tin tức về giải thưởng, ông ngạc nhiên về các thông tin dự án bí mật của Trung Quốc thực hiện năm 1969.

Người cựu chiến binh na2y kể lại: “Tôi không hề biết gì về dự án phòng chống sốt rét của Trung Quốc, nhưng sau khi đọc những tin tức về bà Đồ, tôi cảm phục sự phát hiện năm 1971 của bà. Trước năm 1968, chúng tôi vượt qua đường mòn Hồ Chí Minh đến khu vực phía Nam, nhiều người lính đã bị nhiễm sốt rét ở các khu rừng. Một số đồng đội của tôi đã qua đời sau khi mắc sốt rét ác tính.”

Con trai ông Thân là anh Nguyen Van Ti, một nhân viên văn phòng, cho biết: “Đọc tin tức, tôi rất lấy làm ngưỡng mộ bà Đồ. Trước hết, bà đã hy sinh cuộc sống riêng tư của mình hết lòng cống hiến cả cuộc đời mình cho khoa học. Thứ hai, phát hiện của bà đã cứu rất nhiều mạng người, ít nhất là ở miền Nam Trung Quốc, theo như các báo cáo”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự gia tăng cam kết chính trị và dành nhiều ngân quỹ hơn đã ngăn chặn hơn 4 triệu ca tử vong vì sốt rét từ năm 2001. 55 trong số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ bị bệnh sốt rét lây lan đang trên đà đạt được các mục tiêu là giảm tỉ lệ mắc bệnh sốt rét 75% từ năm 2000 đến 2015. Tổ chức này nói mặc dù các trường hợp tử vong do sốt rét giảm đáng kể từ năm 2000 nhưng vẫn có hơn nửa triệu người chết vì căn bệnh này mỗi năm.

Một đại diện từ Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam nói với Tân Hoa Xã hôm nay rằng, ông không biết về dự án bí mật của Trung Quốc, nhưng xác nhận rằng các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam đã thành công trong việc chiết xuất artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng để điều chế thuốc chống sốt rét nhiều thập kỷ trước đây.

Giới chức này nói: “Theo như tôi biết, vào năm 1972 các nhà khoa học Trung Quốc chiết xuất artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng và sử dụng để điều trị thử nghiệm cho bệnh nhân sốt rét. Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ thứ 14, danh y Tuệ Tĩnh đã sử dụng thanh hao hoa vàng để chữa trị sốt rét cho các bệnh nhân.”

Giới chức này cho biết thêm là vào năm 1989, nhà nghiên cứu Việt Nam Đinh Huỳnh Kiệt và các cộng sự đã công bố phát hiện của họ về thành phần hóa học của cây thanh hao hoa vàng và artemisinin được sử dụng để chữa trị cho những người lính địa phương bị nhiễm sốt rét, và nêu ra rằng kể từ năm đó, nhiều tỉnh của Việt Nam đã trồng loại cây này.

Theo Xinhua, Tiền Phong

Truyền hình vệ tinh VOA 6/10/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG