Đường dẫn truy cập

Trung Quốc kêu gọi G-20 bàn về biến đổi khí hậu


Đại diện đặc biệt của Trung Quốc về biến đổi khí hậu GIải Chấn Hoa (phải) tại hội nghị khí hậu COP 21 ở Le Bourget, Pháp
Đại diện đặc biệt của Trung Quốc về biến đổi khí hậu GIải Chấn Hoa (phải) tại hội nghị khí hậu COP 21 ở Le Bourget, Pháp

Trung Quốc kêu gọi các nước sử dụng hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới ở Buenos Aires, Argentina, để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và tái khẳng định cam kết đối với thỏa thuận khí hậu Paris, đại diện khí hậu cao cấp của nước này nói.

“Đại đa số các nước G-20 rất coi trọng việc đối phó với biến đổi khí hậu, do đó tôi tin rằng cuộc gặp này sẽ bao gồm các chủ đề này,” ông Giải Chấn Hoa phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 26/11 về bản báo cáo thường niên về các chính sách và hành động của Trung Quốc trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi hy vọng rằng cuộc gặp G-20 của các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ gửi đi một thông điệp chính trị mạnh mẽ, kêu gọi nỗ lực nhiều hơn để thực thi thỏa thuận Paris về khí hậu và Nghị trình Phát triển Bền vững cho đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc, ông Giải nói.

Ông nói rằng ông hy vọng các quốc gia phát triển tôn trọng cam kết của họ đối với Thỏa thuận Paris và cung cấp các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật mà họ đã cam kết cho các quốc gia nghèo.

Năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Paris với lập luận rằng nó quá dễ dãi với Trung Quốc, quốc gia phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới.

Ông Giải nói rằng quyết định của ông Trump rút ra khỏi thỏa thuận làm tổn thương lòng tin và quyết tâm của nhiều quốc gia nhưng tác động của nó đã bắt đầu suy giảm.

Ông nói rằng cam kết của Trung Quốc đối với sự phát triển sạch, ít phát thải là ‘không thể lay chuyển’. “Chúng tôi sẽ thực hiện 100% lời hứa của mình và thậm chí còn hơn nữa cho dù các nước khác có thay đổi lập trường hay thái độ đi nữa,” ông nói.

Ông cho biết Trung Quốc đã đáp ứng được mục tiêu cắt giảm mật độ carbon – tức là lượng phát thải khí CO2 trên mỗi đơn vị tăng trưởng kinh tế - được từ 40 cho đến 45% từ mức ở năm 2005 và họ cũng đang trên đường đưa tỷ lệ của năng lượng không hóa thạch xuống còn 15% của tổng năng lượng tiêu thụ cho đến cuối thập niên này, ông Giải nói.

Theo đánh giá mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là một trong ba nước G-20 đang trên đường đạt được mục tiêu đóng góp quốc gia. Hai nước khác là Brazil và Nhật Bản.

Chất lượng không khí ở thủ đô Trung Quốc hôm 26/11 đã xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng trong khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế phát thải vào mùa đông giữa lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG