Đường dẫn truy cập

TQ sẽ thải hồi cựu chủ tịch Interpol khỏi cơ quan cố vấn quốc hội


Mạnh Hoành Vĩ, một thứ trưởng bộ công an Trung Quốc, trở thành chủ tịch Interpol vào cuối năm 2016 trong một nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm giành lấy các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế.
Mạnh Hoành Vĩ, một thứ trưởng bộ công an Trung Quốc, trở thành chủ tịch Interpol vào cuối năm 2016 trong một nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm giành lấy các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế.

Trung Quốc sẽ thải hồi cựu lãnh đạo Interpol Mạnh Hoành Vĩ khỏi một cơ quan cố vấn quốc hội phần nhiều mang tính nghi lễ, truyền thông nhà nước đưa tin, sau khi chính phủ Trung Quốc mở cuộc điều tra hối lộ và các vi phạm khác nhắm vào ông.

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc trấn áp sâu rộng nạn tham nhũng trong giới quan chức.

Đầu tháng này, Interpol, cơ quan hợp tác cảnh sát toàn cầu đặt trụ sở tại Pháp, cho biết ông Mạnh đã từ chức chủ tịch, sau khi nhà chức trách Pháp cho biết quan chức người Trung Quốc này được vợ báo cáo mất tích sau khi trở về nước.

Không rõ ông Mạnh hiện đang bị câu lưu ở đâu và liệu ông có được cho phép có luật sự đại diện hay không. Hãng tin Reuters nói không thể liên lạc được với ông để xin bình luận.

Trong một hành động mới nhất của chính phủ Trung Quốc nhắm vào ông Mạnh, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đặc trách cố vấn quốc hội dù không có quyền hành lập pháp, đã quyết định thải hồi ông khỏi cơ quan này, truyền thông nhà nước cho biết vào cuối ngày thứ Sáu.

Quyết định vẫn cần chấp thuận chính thức từ ban thường vụ của cơ quan, Tân Hoa Xã đưa tin, dù việc này sẽ chỉ là một thủ tục hình thức.

Ông Mạnh trước đây là thành viên của ban đối ngoại của cơ quan này.

Các thành viên của cơ quan cố vấn này không được quyền miễn tố, không giống như các thành viên của quốc hội Trung Quốc chủ yếu có nhiệm vụ phê chuẩn luật pháp về mặt hình thức.

Ông Mạnh, 64 tuổi và là một thứ trưởng bộ công an, trở thành chủ tịch của cơ quan hợp tác cảnh sát toàn cầu vào cuối năm 2016 trong một nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm giành lấy các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế.

Việc bổ nhiệm ông vào thời điểm đó đã khơi lên những lo ngại từ các tổ chức nhân quyền rằng Bắc Kinh có thể sẽ tìm cách tận dụng vị trí của ông để theo đuổi những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG