Đường dẫn truy cập

Trung Quốc loan báo xả thêm nước xuống hạ nguồn sông Mekong


Trung Quốc từng bị lên án là không xả đủ lượng nước từ các đập thượng nguồn, gây khó khăn kinh tế cho các cộng đồng cư dân hạ nguồn sông Mekong.
Trung Quốc từng bị lên án là không xả đủ lượng nước từ các đập thượng nguồn, gây khó khăn kinh tế cho các cộng đồng cư dân hạ nguồn sông Mekong.

Trung Quốc tiếp tục xả thêm nước từ một con đập trên thượng nguồn sông Mekong để giúp xoa dịu hạn hán tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á ở hạ nguồn, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp.

Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ.

Ông Lục tuyên bố lượng nước được xả trong đợt này sẽ tùy vào tình hình nước ở thượng nguồn và nhu cầu của người sử dụng từ vùng hạ lưu.

Trung Quốc nói động thái này sẽ giúp giảm bớt các tác động của trận hạn hán khắc nghiệt đang hoành hành Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, và Thái Lan.

"Chúng tôi đang nghiên cứu và xây dựng rất nhiều giải pháp để thích nghi, thích ứng với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có thể sẽ ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi đang thông qua Ủy hội Hợp tác Mekong đề nghị các nước thượng nguồn, trong đó có Trung Quốc, gia tăng xả nước để hỗ trợ cho vùng hạ du.
Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, nói.

Tại Việt Nam, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân ở 10 trong số 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 1,8 triệu người đang bị thiếu nước sinh hoạt và gần 160 ngàn ha lúa bị phá hủy tính từ cuối năm ngoái tới nay.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng, cho biết:

"Ảnh hưởng rất lớn. Như tỉnh Bến Tre chẳng hạn, hiện nay nước sinh hoạt rất khó khăn, thiệt hại trên 30 ngàn ha lúa, bị ảnh hưởng rất lớn, năng suất thậm chí có thể mất trắng. Các tỉnh khác cũng bị rất nghiêm trọng. Đây là đợt hạn rất đặc biệt, ít xuất hiện trong lịch sử trong những năm vừa qua."

Về giải pháp ứng phó với tình hình ở vựa lúa miền Nam, ông Thắng nói:

"Chúng tôi cũng đang nghiên cứu và xây dựng rất nhiều giải pháp để thích nghi, thích ứng với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có thể sẽ ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi đang thông qua Ủy hội Hợp tác Mekong đề nghị các nước thượng nguồn, trong đó có Trung Quốc, gia tăng xả nước để hỗ trợ cho vùng hạ du."

Trung Quốc loan báo xả thêm nước xuống hạ nguồn sông Mekong
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:20 0:00
Tải xuống

Campuchia đầu tuần này cũng báo động về tình trạng hạn hán nghiêm trọng và kêu gọi Trung Quốc tiếp tục xả thêm nước.

Ảnh hưởng rất lớn. Như tỉnh Bến Tre chẳng hạn, hiện nay nước sinh hoạt rất khó khăn, thiệt hại trên 30 ngàn ha lúa, bị ảnh hưởng rất lớn, năng suất thậm chí có thể mất trắng. Các tỉnh khác cũng bị rất nghiêm trọng. Đây là đợt hạn rất đặc biệt, ít xuất hiện trong lịch sử trong những năm vừa qua."
Ông Thắng nói.

Thái Lan cho hay đang rơi vào tình trạng thiếu nước tồi tệ nhất trong 20 năm qua.

Năm 2010, Trung Quốc từng bị lên án là không xả đủ lượng nước từ các đập thượng nguồn, gây khó khăn kinh tế cho các cộng đồng cư dân hạ nguồn Mekong.

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh hôm qua tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong trong công tác ứng phó với hiện tượng khí hậu khắc nghiệt và bảo vệ tài nguyên nước.

Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc (với tên gọi là sông Lancang) trước khi chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Đợt hạn kéo dài tại các nước dọc theo sông Mekong bắt đầu từ cuối năm ngoái, do ảnh hưởng của hiện tường thời tiết El Nino.

TQ loan báo xả thêm nước xuống hạ nguồn sông Mekong
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:53 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG