Đường dẫn truy cập

Trung Quốc, Lào khai trương đường sắt cao tốc, chặng đầu thuộc Hành lang Đông Nam Á


Các quan chức Lào, Trung Quốc khai trương tấm biển về đường sắt cao tốc Lane Xang hôm 16/10/2021.
Các quan chức Lào, Trung Quốc khai trương tấm biển về đường sắt cao tốc Lane Xang hôm 16/10/2021.

Hôm thứ Sáu 3/12, các quan chức Trung Quốc và Lào sẽ khánh thành tuyến đường sắt cao tốc trị giá 5,9 tỷ đô la đi qua Lào, 6 năm sau khi động thổ và xây chặng đầu tiên trong đại kế hoạch của Bắc Kinh nhằm kết nối vùng nội địa kém phát triển của Trung Quốc với các cảng biển nhộn nhịp của Singapore bằng tàu hỏa.

Tuyến đường 414 kilomet nối biên giới phía bắc của Lào giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với biên giới của Lào giáp Thái Lan tại nơi có Viêng Chăn, thủ đô của Lào. Tuyến đường sắt này đi qua 167 cây cầu và 75 đường hầm. Với tốc độ tối đa 160 km/h, các đoàn tàu cao tốc mới kiểu dáng đẹp sẽ giảm thời gian đi tàu ê ẩm từ 15 tiếng xuống dưới 4 tiếng, hứa hẹn mang lại một làn sóng thương mại và khách du lịch mới từ Trung Quốc tới Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á.

Đối với Bắc Kinh, đây là động thái khởi đầu quan trọng của một dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường quan trọng nhằm mục đích không chỉ phát triển Vân Nam bằng cách gắn nó vào một số nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á mà còn kéo khu vực này vào sâu thêm trong quỹ đạo của Trung Quốc, các nhà phân tích nói.

Lào hy vọng tuyến đường sẽ giúp chuyển đổi đất nước từ tình trạnh không tiếp giáp biển sang trạng thái có các con đường thông thương trên đất liền, thu hút thêm nhiều khách du lịch và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng xuất được thêm nhiều hàng hóa của chính Lào.

Lào đã cam kết chi trả 30% chi phí trong tổng giá trị dự án là 5,9 tỷ đô la. Phần lớn số tiền đó là các khoản vay từ Trung Quốc, với đất đai và tài nguyên thiên nhiên được dùng làm tài sản thế chấp. Kết hợp với những số tiền Lào đã vay từ Trung Quốc cho các dự án khác, Lào gây ra lo ngại về nguy cơ vỡ nợ và gióng lên hồi còi báo động rằng Bắc Kinh đang gây ảnh hưởng quá lớn đối với Lào.

“Dự án đường sắt và các khoản đầu tư khác của Trung Quốc vào Lào đang tạo ra một tình huống là Lào ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về mặt kinh tế, và điều đó ở một mức độ nào đó sẽ chuyển thành ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc đối với Lào”, Li Mingjiang, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nói.

Pon Souvannaseng, trợ lý giáo sư nghiên cứu toàn cầu tại Đại học Bentley, Hoa Kỳ, cho biết việc hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc xuyên Lào là bằng chứng cho thấy nước này chắc chắn đã nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh, sau khi dự án vượt qua cả sự phản đối chính trị ở Lào lẫn những nghi ngờ về khả năng thương mại của nó ở Trung Quốc trong 10 năm qua.

Với việc tuyến đường sắt qua Lào hiện đã hoàn thành, Bắc Kinh có thể tập trung sự chú ý vào việc hiện thực hóa nốt phần còn lại của tuyến.

Một số đoạn riêng rẽ thuộc tuyến này đang được xây dựng ở Thái Lan và Malaysia, mặc dù vậy, cả hai quốc gia này đều đang chứng tỏ với Trung Quốc rằng họ là những đối tác khó thương lượng hơn nhiều so với Lào.

Malaysia đã ngững việc xây dựng tuyến đường vào năm 2018 do lo ngại về chi phí, và dự án chỉ bắt đầu hoạt động trở lại vào năm sau, sau khi thuyết phục Trung Quốc cắt giảm khoảng 1/3 mức giá ban đầu là 20 tỷ USD. Ở Thái Lan, sau hơn 30 vòng đàm phán trong nhiều năm, đến nay, chính phủ đã phê duyệt việc xây dựng chưa đến 1/3 tuyến sẽ chạy từ biên giới Thái-Lào đến thủ đô Bangkok.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG