Đường dẫn truy cập

Trung Quốc có thể ứng dụng công nghệ năng lượng biển Đông cho ‘tàu hạt nhân quân sự’


Hình vệ sinh chụp cơ sở của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa.
Hình vệ sinh chụp cơ sở của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa.

Tờ Global Times của Trung Quốc hôm thứ Ba 28/11 nói rằng các chuyên gia nhận thấy các nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông có những tiềm năng công nghệ "có thể ứng dụng cho các tàu hạt nhân quân sự."

Tờ Breitbart nói rằng Global Times dùng ngôn ngữ rất mơ hồ để loan tải tin này, không rõ liệu Trung Quốc có ý định đưa tàu hạt nhân vào những nơi họ đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông để tiếp cận với các nhà máy này hay liệu Bắc Kinh sẽ bắt đầu xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tương tự trên đại lục để sử dụng cho các cơ sở quân sự ở đó.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng các công trình xây dựng của họ trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – nơi mà Việt Nam và Phililiipines cũng tuyên bố chủ quyền - chỉ dành cho mục đích dân dụng, trong khi những nơi này lại đang có máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và các công nghệ quân sự khác.

Báo Global Times viết: "Theo các nhà phân tích Trung Quốc, trọng tâm chính của các cơ sở hạt nhân ngoài khơi của Trung Quốc – dự kiến được thực thi trước năm 2020 - sẽ được sử dụng cho các đảo trên Biển Đông và khi công nghệ này phát triển, nó có thể được áp dụng cho các tàu hạt nhân quân sự.”

Dẫn lời ‘chuyên gia quân sự’ Song Zhongping, tờ Global Times nói rằng công nghệ này có thể tạo các phiên bản "công nghệ liên quan đến lò phản ứng hạt nhân" đã được thu nhỏ trên quần đảo Hoàng Sa và sử dụng cho "các tàu quân sự của quốc gia, tàu sân bay hoặc tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới."

Ông Song không giải thích chi tiết liệu khi sử dụng các lò phản ứng ở Biển Đông có đòi hỏi phải vận chuyển các tàu quân sự đến đó hay xây dựng chúng ở nơi khác.

Báo Global Times trích lời ông Song nói thêm rằng một "nhà máy điện hạt nhân biển" sẽ có cả phần nổi và phần chìm và sẽ "tập trung vào mục tiêu cung cấp điện cho quần đảo Tây sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và các đảo khác ở Biển Đông, nơi cơ sở hạ tầng đang được xây dựng."

Ông Zhang Jinlin, một chuyên gia, kỹ sư học thuật, mô tả nhà máy này là "một dự án tổng thể dân sự-quân sự điển hình."

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần đề cập đến các dự án ở Biển Đông theo cách này - nhằm mục đích sử dụng cho cả dân sự và quân sự, nhưng Bắc Kinh bị cáo buộc là không công bố sẽ sử dụng các cơ sở được xây dựng này cho quân sự.

Một công ty đóng tàu ở tỉnh Hồ Bắc hôm Chủ nhật 26/11 tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở điện hạt nhân hàng hải, được thiết kế để cung cấp điện cho các giàn khoan dầu khí ngoài khơi và hải đảo.

Theo công ty này, một liên doanh giữa Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc (CSIC), Viện Nghiên cứu CSIC 719 và Tập đoàn Đầu tư Vốn Nhà nước Hồ Bắc Hồng Thái (Hubei Hongtai) vào năm 2015, các cơ sở điện hạt nhân sẽ phục vụ như các nhà máy điện hạt nhân loại nhỏ. Báo Hồ Bắc Daily cho biết hiện nay thiết kế kỹ thuật đã được hoàn thành, và dự án đang chuyển sang giai đoạn xây dựng.

Báo Global Times cho biết các cơ sở này có hai phần - nổi và chìm, và phần nổi sẽ được hoàn thành trước năm 2020.

Phần nổi sẽ cung cấp năng lượng hạt nhân nhiều hơn, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết biển, chẳng hạn như gió và sóng, trong khi phần chìm sẽ ổn định hơn nhưng sản xuất ít điện năng hơn.

Biển Đông: Nhà máy điện hạt nhân biển của TQ có thể phục vụ ‘quân sự’
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:45 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG