Đường dẫn truy cập

Trong và ngoài luật pháp


A woman runs for cover as heavy gunfire erupts in the Miskin district of Bangui, Central African Republic. In what a French soldier on the scene described as the heaviest exchange of fire he'd seen since early December 2013, Muslim militias engaged Burundi troops who returned fire.
A woman runs for cover as heavy gunfire erupts in the Miskin district of Bangui, Central African Republic. In what a French soldier on the scene described as the heaviest exchange of fire he'd seen since early December 2013, Muslim militias engaged Burundi troops who returned fire.
Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc sau hơn hai tuần lễ họp kín đã kết thúc vào chiều ngày 15/10 với một sự thất bại thảm hại.
Ai cũng biết một trong những mục tiêu chính của hội nghị là bàn về việc kỷ luật “một đồng chí ủy viên Bộ chính trị” –Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng, người bị xem là tham nhũng và dung dưỡng việc tham nhũng cho thân nhân của mình đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về nạn tham nhũng và từ đó, những vụ vỡ nợ khổng lồ của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước do ông trực tiếp quản lý. Nghe nói đa số ủy viên trong Bộ chính trị đã đồng ý về hình thức kỷ luật đối với ông. Tuy nhiên, sau các cuộc bàn cãi bí mật kéo dài nhiều ngày, Trung ương đảng đã “quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”

Sự thất bại của cuộc hội nghị có nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định:Bình thường thì Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam là một cấp lãnh đạo rất có uy tín, và thường thì, nếu Bộ Chính trị đã có quyết định, thì Bộ Chính trị có đủ uy tín, lập luận, sức thuyết phục, để thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương, để thuyết phục thực hiện quyết định mà 100% thành viên Bộ Chính trị đã đồng ý. Việc Bộ Chính trị không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương là điều khiến mọi người ngạc nhiên. Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào?”

Thứ hai, nó chứng tỏ Ban chấp hành Trung ương đảng không có sự thống nhất trong những vấn đề quan trọng và cấp bách nhất của đất nước. Quyết định không thi hành kỷ luật với cái kẻ mà tội trạng đã quá hiển nhiên có thể xem như một sự thoả hiệp vụng về để kết thúc một màn tranh đấu không có người thắng kẻ bại trong nội bộ đảng Cộng sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bại, hơn nữa, bại một cách cay đắng, lại vẫn là dân chúng Việt Nam.

Thứ ba, nó chứng tỏ Ban chấp hành Trung ương đảng không thực sự quyết tâm trong việc bài trừ tham nhũng, trong việc thay đổi cơ cấu để điều hành kinh tế một cách hiệu quả hơn, và trong việc đáp ứng nguyện vọng của dân chúng vốn đã quá bất mãn trước những thất bại liên tục về kinh tế, những thất bại trở thành những gánh nặng đối với họ không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai với những số nợ khủng khiếp đến hàng mấy tỉ đô la do nạn tham nhũng và bất lực gây ra.

Thứ tư, như blogger Thuỳ Linh nhận định trong bài Ma sát: “Hội nghị Trung ương lần thứ 6 vừa qua đã bỏ lỡ mất một vận hội thu phục nhân tâm của đông đảo người dân khi họ nhất loạt ngưỡng vọng về sự thay đổi tốt đẹp. Không một thế lực thù địch nào có thể xúi người dân thả thuốc độc xuống dòng sông mà họ đang dùng. Chính quyền mong muốn ổn định chính trị bao nhiêu thì người dân cũng mong muốn ổn định đời sống bấy nhiêu, nhưng không thể là cách ‘ổn định’ bằng bạo lực và áp chế.”

Thứ năm, như là hệ quả của điểm trên, nó đưa ra một thông điệp: Đừng hy vọng là có bất cứ sự thay đổi quan trọng và cần thiết nào dưới chế độ này!

Tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào ý nghĩa thứ sáu này: Nó chứng tỏ, một lần nữa, ở Việt Nam có hai hệ thống pháp luật khác hẳn nhau. Bình thường các vụ tham nhũng, dù nho nhỏ, của dân chúng hay cán bộ cấp thấp, đều được mang ra giải quyết trước tòa án. Với Bộ chính trị hoặc một số ủy viên trong Bộ chính trị, trong các vụ án tham nhũng làm thất thoát tài sản đất nước lên đến hàng tỉ đô la, được giải quyết trong các cuộc họp hay hội nghị đầy bí mật, giữa các “đồng chí” với nhau. Khi các “đồng chí” ấy thỏa hiệp với nhau, kẻ đáng lẽ có tội bỗng dưng trở thành vô tội, hơn nữa, vẫn tiếp tục nắm giữ quyền hành để lại tiếp tục tham nhũng và phá hoại đất nước thêm nhiều năm nữa.

Hai hệ thống pháp luật ấy có thể tóm tắt như sau: Với dân chúng, người ta dùng tòa án và căn cứ vào luật pháp; với cán bộ cao cấp, ở thành phần lãnh đạo, người ta sử dụng các cuộc họp nội bộ và không cần bất cứ một văn bản luật pháp nào cả. Ngay cả khi người ta thừa nhận sai lầm, những sai lầm gây tác hại nghiêm trọng đến kinh tế quốc gia và đời sống của cả hàng chục triệu người, người ta vẫn được tha bổng. Lý do: bảo vệ tình đoàn kết. Vậy thôi.

Nói cách khác, lãnh đạo nằm ngoài và trên luật pháp. Tội trạng của họ chỉ được xử lý trong nội bộ. Chứ không phải trước tòa án. Mà nội bộ của đảng Cộng sản thì lại…trọng “tình đoàn kết”.

Lưng lửng ở giữa là các đảng viên và cán bộ trung cấp: Họ vừa chịu tác động của luật pháp lại vừa không. Phạm tội, có thể họ bị mang ra trước tòa án, nhưng khi xét xử thì họ lại nhận một bản án nhẹ hơn hẳn dân thường.

Chỉ xin nêu một ví dụ:

Mới cách đây hơn một tháng, vào đầu tháng 9, nhà báo Hoàng Khương ở báo Tuổi Trẻ bị đề nghị phát 6-7 năm tù (cuối cùng tòa quyết định 4 năm tù) vì tội đưa 15 triệu đồng (khoảng 750 đô la Mỹ) hối lộ cho cảnh sát giao thông để chuộc lại chiếc xe bị tịch thu. Trước đó, vào đầu năm 2012, trung tá công an Nguyễn Văn Ninh bị mang ra tòa vì tội đánh chết công dân Trịnh Xuân Tùng. Tại phiên tòa, Viện kiểm sát đề nghị mức án là 3-4 năm tù giam; cuối cùng tòa án quyết định xử 4 năm tù.

Chỉ cần so sánh hai bản án ấy, chúng ta thấy ngay sự khác biệt giữa công an và nhà báo, đồng thời giữa cán bộ và nhân dân trước cái gọi là pháp trị ở Việt Nam.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Nguyễn Hưng Quốc

    Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

VOA Express

XS
SM
MD
LG