Đường dẫn truy cập

Tòa án Tối cao ra phán quyết vụ kiện về nơi sinh ghi trên hộ chiếu


Chánh án Tối Cao Pháp viện John Roberts nói phán quyết này lần đầu tiên mới có, trước đây chưa bao giờ tòa án này chấp nhận thách thức trực tiếp nào của một tổng thống đối với hành động của Quốc hội trong lĩnh vực đối ngoại
Chánh án Tối Cao Pháp viện John Roberts nói phán quyết này lần đầu tiên mới có, trước đây chưa bao giờ tòa án này chấp nhận thách thức trực tiếp nào của một tổng thống đối với hành động của Quốc hội trong lĩnh vực đối ngoại

Tòa án tối cao của Mỹ hôm thứ Hai phán quyết rằng tổng thống Mỹ, không phải Quốc hội, mới có "độc quyền" công nhận nước ngoài, lật ngược một luật mà lẽ ra sẽ cho phép người Mỹ sinh ra ở thành phố Jerusalem đang tranh chấp để Israel là nơi họ chào đời trên hộ chiếu của họ.

Các thẩm phán ra phán quyết với tỉ lệ 6-3, nói rằng Quốc hội đã vượt quá quyền hạn của mình khi phê chuẩn luật này vào năm 2002 trước sự phản đối của Tổng thống khi đó là George W. Bush. Luật này lẽ ra sẽ buộc Bộ Ngoại giao Mỹ chấm dứt chính sách lâu nay về việc không để Israel là nơi sinh của những công dân Mỹ sinh ra ở Jerusalem.

Chính sách này nhất quán với việc chính phủ Mỹ từ chối công nhận chủ quyền của bất cứ nước nào đối với Jerusalem cho đến khi Israel và Palestine giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán, một vấn đề vẫn cứ bắt đầu rồi lại đổ vỡ trong sự thù hằn. Israel, nước chiếm quyền kiểm soát thành phố này trong cuộc chiến Sáu Ngày năm 1967, coi Jerusalem là thủ đô lịch sử và không thể chia cắt của họ, trong khi người Palestine xem đây là lãnh thổ bị chiếm đóng.

Hầu hết mọi nước, trong đó có Mỹ, xem Tel Aviv là thủ đô của Israel.

Trong phát biểu thể hiện quan điểm của đa số, Thẩm phán Anthony Kennedy nói vì tổng thống Mỹ có độc quyền công nhận các quốc gia, nơi khai sinh trên hộ chiếu là một phần của thẩm quyền đó.

"Sự công nhận là chủ đề mà cả nước phải cất lên bằng một tiếng nói," Thẩm phán Kennedy nói. "Đó phải là tiếng nói của tổng thống."

Tranh chấp tập trung vào một yêu cầu của một người Mỹ sinh ra ở Jerusalem, Menachem Zivotofsky, và cha mẹ của cậu bé được quyền để nơi chào đời của em là Jerusalem.

Cả ba thành viên người gốc Do Thái của tòa án đứng về phía chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong việc chống đối yêu cầu của Zivotofskys.

Chánh thẩm John Roberts có quan điểm bất đồng với phán quyết của đa số, nói rằng, "Phán quyết ngày hôm nay là lần đầu tiên mới có: trước đây chưa bao giờ tòa án này chấp nhận một thách thức trực tiếp nào của một tổng thống đối với một hành động của Quốc hội trong lĩnh vực đối ngoại."

VOA Express

XS
SM
MD
LG