Đường dẫn truy cập

Tổ chức môi trường Úc nhắm mục tiêu vào cảng than lớn ở Australia


2 nhà hoạt động từ đảo quốc Nam Thái bình dương tham gia cuộc phát động chiến dịch phản đối công nghiệp than trước Nhà hát Opera Sydney
2 nhà hoạt động từ đảo quốc Nam Thái bình dương tham gia cuộc phát động chiến dịch phản đối công nghiệp than trước Nhà hát Opera Sydney

Những người hoạt động cho môi trường từ hơn 1 chục đảo quốc ở Thái Bình Dương đã dùng các thuyền ca nô truyền thống để tìm cách phong toả cảng than lớn nhất thế giới ở Newcastle, miền đông Australia. Thông tín viên VOA Phil Mercer tường thuật rằng tổ chức có tên là Chiến binh Khí hậu Đảo quốc Thái Bình Dương đã tới Australia với lời cảnh báo rằng bất cứ sự mở rộng khai thác than nào nữa đều gây thiệt hại thêm cho các đảo ở nam Thái Bình Dương.

Những thành viên của nhóm Các Chiến Binh Khí Hậu của Nam Thái Bình Dương nói khí thải nhà kính đang làm cho các đảo quê hương của họ dễ bị hạn hán hơn, phải chịu nhiều bão lớn và bị xói mòn nhiều hơn. Một người phát ngôn nói mối đe dọa chính là mực nước biển dâng cao đã khiến cho các cư dân đảo phải bỏ làng ở vùng thấp bao gồm một số ở đảo Fiji và Tuvalu.

Những người tham gia chiến dịch này từ 12 đảo quốc đã mang đến thông điệp của họ tới tận trung tâm của ngành công nghiệp than của Australia. Những chiếc thuyền ca nô truyền thống đã dẫn một đội thuyền chở các nhà hoạt động vì môi trường trong cố gắng đóng cửa cảng Newcastle – là cảng xuất khẩu than lớn nhất thế giới nằm cách Sydney 160km về phía bắc.

Những người phản đối bị các nhà chức trách yêu cầu tránh xa các tuyến hàng tấp nập nhưng bất chấp những lời cảnh báo và dọa phạt, cảnh sát đi trên các thuyền động cơ nhỏ bị buộc phải kéo một số người biểu tình ra khỏi đường đi của các tàu chở hàng rời cảng. Tuy nhiên, không có vụ bắt bớ nào xảy ra.

Nhà hoạt động Arianne Kassman từ Papua New Guinea nói mặc dù cảng này không bị đóng cửa nhưng cuộc biểu tình đã thành công.

"Cho dù chúng tôi có chặn được các tàu chở than hay không chúng tôi tin rằng chúng tôi đã thành công. Chúng tôi đã mang đến những câu chuyện của chúng tôi – những câu chuyện về con người của chúng tôi, bộ mặt của con người chúng tôi tới biến đổi khí hậu, tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và bạn biết đấy, đó là cái mà chúng tôi muốn làm để cho thấy rõ những ảnh hưởng mà các đảo ở Thái Bình Dương đang phải đối mặt, và bạn biết không cũng là để mang ra ánh sáng thực tế rằng cam kết của Australia phát triển ngành công nghiệp nghiên liệu hóa thạch cũng là làm gia tăng hủy hoại tới các đảo ở Thái Bình Dương."

Trước đây trong tuần này, thủ tướng Australia Tony Abbott đã gây phẫn nộ trong giới các nhà bảo tồn khi ông dự báo rằng than sẽ là nguồn năng lượng chính của thế giới trong những thập kỷ tới.

Australia là một trong những nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Các nguồn cung nhiên liệu hóa thạch rẻ tiền và dồi dào giúp tạo ra khoảng 80% sản lượng điện của Australia và làm cho quốc gia này trở thành một trong những nước có lượng khí thải nhà kính trên đầu người nhiều nhất trong các nước phát triển.

Cuộc biểu tình ở Newcastle nêu bật một cuộc chiến đang tiếp diễn ở Australia giữa nhu cầu kinh tế của một sự thịnh vượng bền vững thông qua việc bán nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự cần thiết phải giảm lượng khí thải để ngăn chặn các thảm họa về môi trường.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG