Đường dẫn truy cập

Tin nói TQ sắp thay đổi các giới chức ngoại giao cao cấp


Bộ trưởng Ngoại giao hiện thời Vương Nghị có thể sẽ trở thành ủy viên Quốc vụ viện, thay thế nhà ngoại giao hàng đầu hiện thời và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì.
Bộ trưởng Ngoại giao hiện thời Vương Nghị có thể sẽ trở thành ủy viên Quốc vụ viện, thay thế nhà ngoại giao hàng đầu hiện thời và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì.

Trung Quốc dự kiến sẽ loan báo thay đổi trong hàng ngũ ngoại giao cao cấp tại một phiên họp hàng năm của quốc hội vào tháng 3, nhằm đối phó với sự ngờ vực đang lớn dần của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Bắc Kinh, các nguồn tin nắm rõ kế hoạch này nói với Reuters.

Reuters cho biết các nguồn tin, trong đó có các nhà ngoại giao nước ngoài, cho hãng tin này biết rằng ông Vương Kì Sơn, một đồng minh thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, có thể sẽ trở thành phó chủ tịch với trọng trách tập trung đặc biệt vào việc xử lý mối quan hệ với Washington. Ông sẽ báo cáo trực tiếp với ông Tập.

Bộ trưởng Ngoại giao hiện thời Vương Nghị có lẽ sẽ trở thành ủy viên Quốc vụ viện, thay thế nhà ngoại giao hàng đầu hiện thời và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, người đã được thăng chức vào bộ chính trị 25 thành viên của Đảng Cộng sản.

Các ủy viên Quốc vụ viện, báo cáo với Nội các, có cấp bậc cao hơn các bộ trưởng đặc trách cùng lĩnh vực.

Ông Vương Nghị cũng có thể tiếp tục giữ trọng trách bộ trưởng ngoại giao, các nguồn tin nói với Reuters.

Một khả năng khác là ông Tống Đào, trưởng ban liên lạc đối ngoại trung ương đảng và là người thân cận với ông Tập, có thể trở thành bộ trưởng ngoại giao, các nguồn tin này cho hay. Ông Tống là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng làm việc ở Ấn Độ và Philippines và nói tiếng Anh tốt, theo lời những nhà ngoại giao từng gặp ông.

Ông Dương, người vào bộ chính trị vào tháng 10, có thể trở thành phó thủ tướng đặc trách đối ngoại, hoặc trở thành phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc. Điều này có nghĩa là ông sẽ làm việc trực tiếp với Quốc hội Mỹ.

Như vậy ông Vương Kì Sơn sẽ là nhà ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc, sau đó là ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị.

"Sẽ có ba nhà ngoại giao hàng đầu," một nguồn tin nói với Reuters, nhắc đến đến ba quan chức nêu trên. "Mỹ sẽ là trọng tâm."

Các nguồn tin cảnh báo rằng những thay đổi vào phút chót vẫn có thể xảy ra và các vị trí sẽ không được chung quyết cho đến gần cuối phiên họp hàng năm của quốc hội vào khoảng giữa tháng 3.

Reuters cho biết tất cả các nguồn tin đều phát biểu với điều kiện ẩn danh, vì họ không được phép nói chuyện với phóng viên nước ngoài hoặc vì tính chất nhạy cảm khi nói về việc bổ nhiệm nhân sự, vốn được coi là bí mật cho đến khi được công bố.

Ban tổ chức trung ương đảng, cũng như Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, đóng vai trò phát ngôn viên của đảng, đều không hồi đáp các câu hỏi về việc bổ nhiệm các nhà ngoại giao mới, Reuters cho biết.

Dù chuyến thăm của ông Trump tới Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái diễn ra suôn sẻ, song căng thẳng, đặc biệt là về thương mại, đã trở nên trầm trọng hơn.

Ông Trump từ lâu đã tìm cách để có được một mối quan hệ thương mại cân bằng hơn với Trung Quốc và đe dọa áp đặt "mức phạt" lớn đối với Bắc Kinh để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Ông Trump cũng đang bàn về việc áp thuế nhập khẩu lên thép từ Trung Quốc và các nước khác.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG