Đường dẫn truy cập

Thái Lan kêu gọi sự ứng phó khu vực về vấn đề người Rohingya


미스 유니버스에 태국 대표로 출전하기로 돼 있던 월루리 디세야밧 양이 정치적 문제로 출전 자격을 박탈당한 것과 관련하여 기자회견을 가지고 있다.<br />
&nbsp;
미스 유니버스에 태국 대표로 출전하기로 돼 있던 월루리 디세야밧 양이 정치적 문제로 출전 자격을 박탈당한 것과 관련하여 기자회견을 가지고 있다.<br /> &nbsp;
Hàng ngàn người Rohingya theo Hồi giáo đi lánh nạn bạo động phe phái ở bang Rakhine của Miến Ðiện đã ra biển và cuối cùng đến Thái Lan, Malaysia và những nơi khác. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, những lời kêu gọi cho một sự đáp ứng khu vực đối với tình hình nhân đạo được đưa ra trong lúc có những tố cáo cho rằng quân đội Thái Lan can dự vào việc đưa lậu người tỵ nạn.

Tại Thái Lan, hàng trăm thuyền nhân Rohingya vô quốc tịch đã bị nhà chức trách giam giữ sau khi tới Thái Lan, thường là với sự trợ giúp của các băng đảng buôn người.

Vào lúc người tỵ nạn đổ thêm vào Thái Lan trong mấy tuần lễ vừa qua, cũng có những lời cáo buộc quân đội Thái Lan can dự vào việc bắt giữ các tàu vào bờ và bán hành khách trên tàu cho những tay môi giới buôn người sau đó chở họ đi Malaysia.

Các giới chức cấp cao của bộ Ngoại giao Thái Lan cho hay họ đang điều tra. Năm 2009, hải quân Thái Lan đã bị cáo buộc bỏ rơi tới 1.000 người Rohingya tỵ nạn ngoài biển mà không có máy móc và dụng cụ hàng hải cũng như không đủ thực phẩm và nước uống.

Các tố cáo mới nhất được đưa ra trong lúc Tư lệnh tối cao quân đội Thái Lan, Tướng Tanasak Patimagrogorn, kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp thêm sự trợ giúp cho người tỵ nạn.

Bà Chris Lewa, một nguời hoạt động cho một tổ chức phi chính phủ có tên là Dự án Arakan, nói có ít nhất 13 ngàn người đã bỏ trốn khỏi nhiều nơi trong bang Arakan miền tây Miến Ðiện trong mấy tháng vừa qua.

Bà Lewa nói: “Người Rohingya nay đã mất hết hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Họ có thể chịu đựng một số sách nhiễu trước đây, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng và mong mọi sự sẽ tốt hơn trong tương lai. Mùa xuống tàu chúng ta chứng kiến năm nay tiêu biểu cho những thay đổi và một trong những thay đổi đó là phụ nữ và các em nhỏ ra đi. Có nghĩa là toàn bộ các gia đình.”

Tại Thái Lan, hơn 900 người Rohingya đang bị giam giữ sau khi lực lượng an ninh bố ráp các địa điểm được cho là buôn người ở tỉnh Songkla.

Ông Panitan Wattanayagorn, một nhà khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn, đã gặp các nhóm người tỵ nạn ở Songkla. Ông dự đoán sẽ có thêm người Rohingya bỏ chạy sang các nước ở đông nam châu Á.

Ông Panitan nói phản ứng của chính phủ Thái Lan phù hợp với các đường lối về an ninh quốc gia cùng với việc cung cấp viện trợ nhân đạo; nhưng, vì người Rohingya là người vô quốc tịch, nền cần có sự đáp ứng ở tầm mức khu vực.

Mỗi năm, có hàng ngàn người Rohingya từ Bangladesh và Miến Điện bỏ trốn để tránh sự ngược đãi và nghèo khó
Mỗi năm, có hàng ngàn người Rohingya từ Bangladesh và Miến Điện bỏ trốn để tránh sự ngược đãi và nghèo khó
Ông Panitan nói: “Phản ứng ban đầu là theo đúng các hướng dẫn của Hội đồng An ninh Quốc gia, đó là tổ chức việc trợ giúp nhân đạo cho những người này, nhất là phụ nữ và trẻ em. Nhưng, đương nhiên, họ sẽ bị hồi hương, nhưng vấn đề là đưa về đâu? Và tình hình trở nên nguy hiểm hơn đối với họ. Do đó, thực sự chúng tôi không biết phải làm gì. Cộng đồng quốc tế, nhất là cơ quan có trách vụ chăm sóc những người này, phải đưa ra một hướng dẫn tốt hơn.”

Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đã được phép tiếp cận người Rohingya và một thỏa thuận tạm thời cho phép Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tiếp cận cũng đã đạt được.

Nhưng vẫn chưa có một sự đáp ứng đầy đủ của chính phủ Thái Lan.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với đài VOA rằng các giới chức cấp cao của chính phủ đang họp để hình thành chính sách của Thái Lan. Nhưng Quân đội Thái vẫn chống đối các kế hoạch thành lập một trại bán vĩnh viễn cho người Rohingya bị tạm giữ.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch, nói Thái Lan cần phải hợp tác với các nước trong vùng và làm áp lực đòi Miến Ðiện phải ban quyền công dân cho người Rohingya.

Ông Robertson nói: “Rõ ràng chúng tôi rất hy vọng Thái Lan đứng trước luồng tàu thuyền lớn đổ vào sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc vận động một số nước láng giềng trong ASEAN đã bị tác động bởi các tàu thuyền của người Rohingya, chẳng hạn như Malaysia, Indonesia, và có lẽ cả Brunei. Gây áp lực đồng bộ lên Miến Ðiện đòi họ phải thừa nhận người Rohingya là công dân.”

Trong năm vừa qua, bạo lực phe phái ở bang Rakhine miền tây Miến Ðiện giữa cộng đồng Phật giáo và cộng đồng Rohingya phần lớn theo Hồi giáo đã khiến tới 200 người thiệt mạng với hơn 100.000 người phải vào các trại tạm cư. Liên Hiệp Quốc nói tổng số người bị thất tán vì cuộc xung đột lên tới khoảng 500.000 người.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG