Đường dẫn truy cập

Tàu hải quân Trung Quốc 'thăm hữu nghị' Philippines


Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5/2023 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5/2023 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Tàu huấn luyện hải quân lớn nhất của Trung Quốc lên đường đến Philippines hôm thứ Sáu 9/6, là điểm dừng chân cuối cùng của chuyến thăm "hữu nghị" trong khu vực, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về các hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu huấn luyện Qijiguang (Thích Kế Quang), lớn hơn một tàu khu trục thông thường, đã rời Brunei hôm 8/6 đi tới Philippines trong khuôn khổ chuyến đi kéo dài khoảng 40 ngày bao gồm các điểm dừng ở Việt Nam và Thái Lan trước khi đến Brunei.

Đến cuối chuyến đi, tàu Qijiguang và thủy thủ đoàn gồm 476 sinh viên hải quân và sĩ quan đã đi qua Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Tây Thái Bình Dương.

Con tàu được đặt theo tên của một vị tướng triều đại nhà Minh đã chiến đấu chống lại cướp biển Nhật Bản. Hoạt động huấn luyện trên con tàu tập trung vào các bài tập điều hướng, chống cướp biển và bắn súng bằng vũ khí hạng nhẹ, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Việc tàu sắp đến Philippines diễn ra trong bối cảnh có những căng thẳng với các nước láng giềng về Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về hầu hết vùng biển, nhưng Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền về một phần Biển Đông.

Chuyến thăm cũng diễn ra ngay sau cuộc diễn tập cảnh sát biển ba bên lần đầu tiên có sự tham gia của Philippines, Nhật Bản và Hoa Kỳ, kết thúc hôm 7/6.

Philippines đã tăng cường quan hệ quân sự với Hoa Kỳ trong năm nay, tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn và thậm chí cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ quân sự trong nước. Quyết định này khiến Trung Quốc tức giận khi Manila nói rằng việc cho Mỹ tiếp cận sẽ hữu ích nếu lực lượng Trung Quốc tấn công Đài Loan, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Căng thẳng còn gia tăng hơn nữa khi Philippines thả phao hoa tiêu ở quần đảo Trường Sa có tranh chấp ở Biển Đông vào tháng trước, nhanh chóng khiến cho Trung Quốc làm điều tương tự.

Vào ngày 23-25/5, tàu huấn luyện kể trên đã cập cảng Việt Nam, trùng thời gian có chuyến đi của một tàu nghiên cứu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ ngày 7/5 đến ngày 6/6. Sự hiện diện của tàu nghiên cứu đã khiến Hà Nội có những phản đối hiếm hoi.

Indonesia, nước chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên, cho biết hôm 8/6 rằng khối này sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự đa phương đầu tiên từ trước đến nay ở Biển Đông vào tháng 9.

(Reuters)

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG