Đường dẫn truy cập

Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam (1)


Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày hôm nay buộc chúng ta phải động não tìm những phương thức tái cấu trúc và cải cách những chính sách vĩ mô gây ra sự mất ổn định và tính kém hiệu quả. Cách tiếp cận những vấn đề trên là tiệm tiến (gradual approach), nhưng cũng xin nói ngay, không thể tái cấu trúc và cải cách kinh tế mà không thay đổi một số tư duy về chính trị và quản lý của Nhà nước đương quyền.

Trong rất nhiều quốc gia, khu vực kinh tế Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ nhằm kiểm soát những khâu sản xuất “công’’ và, cho một quốc gia đang phát triển, những khâu sản xuất có tính chiến lược để phát triển và tăng trưởng. Việt Nam không là một ngoại lệ. Trong cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vế thứ hai khẳng định vai trò kinh tế của Nhà nước. Vấn đề là vai trò đó được đẩy tới mức nào, và thể hiện ra sao để bảo đảm hiệu quả kinh tế. Thời kỳ đầu sau Đổi mới, xin nhắc, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đề ra chính sách kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tỷ trọng khu vực quốc doanh dự tính khoảng 60% nền kinh tế, tập trung chủ yếu trong một số khâu, ngành sản xuất với những Tổng công ty (TCT) chủ sở hữu là nhân dân nhưng do Đảng lãnh đạo đường lối và Nhà nước quản lý điều hành. Vào đầu năm 1982, thời kinh tế kiệt quệ nhưng vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu tập trung kế hoạch, chính bản thân tôi cũng đã kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo như vậy. Thời đó, cách đây xấp xỉ 30 năm, tôi đề nghị trong cái bối cảnh tư duy kinh tế tập trung với những kế hoạch 5, 10 năm khái niệm tôi gọi là kế hoạch mềm. Đề xuất Nhà nước chỉ tập trung kiểm soát hoạt động kinh tế trong những khâu chiến lược với những doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phần còn lại để doanh nghiệp tư doanh (DNTD) tồn tại và phát huy nội lực, tôi nhấn mạnh rằng cần xác định một số rào cản, quan trọng nhất là làm sao bảo đảm khu kinh tế quốc doanh phải cạnh tranh “lành mạnh” với khu kinh tế dân doanh. Lành mạnh có nghĩa Nhà Nước không ưu đãi tạo đặc quyền đặc lợi cho doanh nghiệp quốc doanh, vì chỉ có một sân chơi công bằng thì mới tạo được tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Nếu không, qui luật thị trường bị bóp méo (distorted), hệ luận là tính hiệu quả của những hoạt động kinh tế không được bảo đảm. To thì đè bé, nhiều thông tin và quyển bính thì phép tắc tùy tiện, che giấu, và o ép giá cả, vv…

Hiện tại thì đặc quyền đặc lợi của khu vực kinh tế quốc doanh quá nhiều, trường hợp Vinashin chỉ là một điển hình gây sốc. Với những đặc quyền đặc lợi được ban phát, khu vực này chẳng những yếu kém mà còn gây ra nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Xin kể một số hậu quả:

Thứ nhất, là tạo công ăn việc làm trong một nền kinh tế thặng dư lao động.Trên thực tế, toàn bộ số lao động trong khu vực quốc doanh với 95 tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước chỉ chiếm 1,119 triệu trong số 54,8 triệu lao động toàn xã hội, tức chỉ sử dụng được khoảng hơn 2% lao động, không thể xem là góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Giảm hẳn 50% so với năm 2000, DNNN chỉ dùng 50% lao động trong khâu công nghệ. Tuy thế, khu DNNN chiếm 43,3% lượng đầu tư, vốn doanh nghiệp và tài sản cố định tăng đến mức 2 lần DNTD từ 2006, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm từ 31% năm 1998 xuống 27,1% năm 2008. Thật khó để có thể minh chứng rằng DNNN có hiệu quả và năng suất kinh tế tương ứng với nguồn vốn và lực huy động từ nền kinh tế quốc dân.

Thứ nhì, là Nợ. Vì có Nhà Nước bảo lãnh, các DNNN trong khu vực quốc doanh vay tràn lan mà không tính đến hậu quả vỡ nợ. Đạp lên một nguyên tắc là vay thì làm ăn hiệu quả đủ để trả nợ mới đi vay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng, dễ sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu[i].

Nhiều Tập đoàn kinh tế (TĐKT) và TCT cũng vung tiền cho vay, và khả năng thu vốn về khá thấp. Cũng theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kiểm toán nhà nước (KTNN) thì đa số các TĐKT, TCT có số nợ phải thu tính đến quí thứ tư 2008 đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng số nợ phải thu của các TĐKT và TCT là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm 38,26% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản. Tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31.12.2008 là 4 nghìn 168 tỉ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.

(còn tiếp)

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày hôm nay buộc chúng ta phải động não tìm những phương thức tái cấu trúc và cải cách những chính sách vĩ mô gây ra sự mất ổn định và tính kém hiệu quả. Cách tiếp cận những vấn đề trên là tiệm tiến (gradual approach), nhưng cũng xin nói ngay, không thể tái cấu trúc và cải cách kinh tế mà không thay đổi một số tư duy về chính trị và quản lý của Nhà nước đương quyền.

Trong rất nhiều quốc gia, khu vực kinh tế Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ nhằm kiểm soát những khâu sản xuất “công’’ và, cho một quốc gia đang phát triển, những khâu sản xuất có tính chiến lược để phát triển và tăng trưởng. Việt Nam không là một ngoại lệ. Trong cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vế thứ hai khẳng định vai trò kinh tế của Nhà nước. Vấn đề là vai trò đó được đẩy tới mức nào, và thể hiện ra sao để bảo đảm hiệu quả kinh tế. Thời kỳ đầu sau Đổi mới, xin nhắc, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đề ra chính sách kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tỷ trọng khu vực quốc doanh dự tính khoảng 60% nền kinh tế, tập trung chủ yếu trong một số khâu, ngành sản xuất với những Tổng công ty (TCT) chủ sở hữu là nhân dân nhưng do Đảng lãnh đạo đường lối và Nhà nước quản lý điều hành. Vào đầu năm 1982, thời kinh tế kiệt quệ nhưng vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu tập trung kế hoạch, chính bản thân tôi cũng đã kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo như vậy. Thời đó, cách đây xấp xỉ 30 năm, tôi đề nghị trong cái bối cảnh tư duy kinh tế tập trung với những kế hoạch 5, 10 năm khái niệm tôi gọi là kế hoạch mềm. Đề xuất Nhà nước chỉ tập trung kiểm soát hoạt động kinh tế trong những khâu chiến lược với những doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phần còn lại để doanh nghiệp tư doanh (DNTD) tồn tại và phát huy nội lực, tôi nhấn mạnh rằng cần xác định một số rào cản, quan trọng nhất là làm sao bảo đảm khu kinh tế quốc doanh phải cạnh tranh “lành mạnh” với khu kinh tế dân doanh. Lành mạnh có nghĩa Nhà Nước không ưu đãi tạo đặc quyền đặc lợi cho doanh nghiệp quốc doanh, vì chỉ có một sân chơi công bằng thì mới tạo được tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Nếu không, qui luật thị trường bị bóp méo (distorted), hệ luận là tính hiệu quả của những hoạt động kinh tế không được bảo đảm. To thì đè bé, nhiều thông tin và quyển bính thì phép tắc tùy tiện, che giấu, và o ép giá cả, vv…

Hiện tại thì đặc quyền đặc lợi của khu vực kinh tế quốc doanh quá nhiều, trường hợp Vinashin chỉ là một điển hình gây sốc. Với những đặc quyền đặc lợi được ban phát, khu vực này chẳng những yếu kém mà còn gây ra nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Xin kể một số hậu quả:

Thứ nhất, là tạo công ăn việc làm trong một nền kinh tế thặng dư lao động.Trên thực tế, toàn bộ số lao động trong khu vực quốc doanh với 95 tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước chỉ chiếm 1,119 triệu trong số 54,8 triệu lao động toàn xã hội, tức chỉ sử dụng được khoảng hơn 2% lao động, không thể xem là góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Giảm hẳn 50% so với năm 2000, DNNN chỉ dùng 50% lao động trong khâu công nghệ. Tuy thế, khu DNNN chiếm 43,3% lượng đầu tư, vốn doanh nghiệp và tài sản cố định tăng đến mức 2 lần DNTD từ 2006, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm từ 31% năm 1998 xuống 27,1% năm 2008. Thật khó để có thể minh chứng rằng DNNN có hiệu quả và năng suất kinh tế tương ng với nguồn vốn và lực huy động từ nền kinh tế quốc dân.

Thứ nhì, là Nợ. Vì có Nhà Nước bảo lãnh, các DNNN trong khu vực quốc doanh vay tràn lan mà không tính đến hậu quả vỡ nợ. Đạp lên một nguyên tắc là vay thì làm ăn hiệu quả đủ để trả nợ mới đi vay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng, dễ sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu[i].

Nhiều Tập đoàn kinh tế (TĐKT) và TCT cũng vung tiền cho vay, và khả năng thu vốn về khá thấp. Cũng theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kiểm toán nhà nước (KTNN) thì đa số các TĐKT, TCT có số nợ phải thu tính đến quí thứ tư 2008 đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng số nợ phải thu của các TĐKT và TCT là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm 38,26% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản. Tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31.12.2008 là 4 nghìn 168 tỉ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.

(còn tiếp)


Đường dẫn liên quan

VOA Express

XS
SM
MD
LG