Đường dẫn truy cập

Sự Ngọt ngào của nước Mỹ


Tòa nhà Wilbur J. Cohen trụ sở Đài VOA tại Washington D.C.
Tòa nhà Wilbur J. Cohen trụ sở Đài VOA tại Washington D.C.

Câu chuyện của một tác giả gốc Việt vừa được đăng trên Wall Street Journal hôm 22/4 khiến nhiều người chú ý.

Cô Ngô Usadi, tác giả cuốn hồi ký mới xuất bản “Những cây Cầu khỉ và những ổ Bánh Mì,” chia sẻ trên tạp chí này câu chuyện của gia đình cô vào đầu những năm 1980. Lúc đó, cô kể, gia đình cô hằng đêm thường tập họp chung quanh một radio làn sóng ngắn chạy bằng pin để nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài phát thanh loan tải những tin tức cấm của một thế giới bên ngoài Việt Nam mà gia đình cô, trong ngôi nhà tranh giữa ruộng lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu long, tiếp cận được.

Cô viết tiếp, bảy năm dưới sự cai trị của cộng sản, vùng Đồng bằng Sông Cửu long cạn kiệt lương thực. Vùng đất trước đây thường được gọi là vựa lúa của Việt Nam, nhưng chính sách tập thể hóa ruộng đất, bão táp, lụt lội liên miên đã phá hủy mùa màng, cô nói.

Việt Nam chiếm đóng Campuchia và cuộc chiến tranh ngắn ngủi với Trung Quốc năm 1979, tác giả thuật lại, đã làm kinh tế tệ hại hơn nữa. Những chế tài nghiêm ngặt của phương Tây và sự lãnh đạm của các đồng minh của Việt Nam khiến viện trợ eo hẹp, cô viết tiếp.

Cho tới một ngày, tác giả kể, cha cô từ Sài Gòn về quê mang theo một món quà nhỏ của anh chị em cô ở Mỹ: một gói kẹo sô-cô-la nhãn hiệu M&M mà cô mô tả là “dù bọc giấy kín mít nhưng tôi vẫn ngửi thấy mùi sô-cô-la mà tôi đã từng nếm qua trước khi cộng sản tràn vào, khi gia đình chúng tôi chưa di tản khỏi Sài Gòn và các món xa xỉ nhỏ nhoi trong đời sống còn trong tầm tay.”

“Khi vỏ cứng của viên kẹo tan ra thành một chất kem ngọt, vị giác của tôi, từ lâu không nếm được chất đường thanh khiết, ngọt lịm, đã trỗi dậy.”

“Một thời gian dài sau khi chúng tôi ăn hết gói kẹo M&M, ban đêm tôi vẫn còn nghĩ đến chúng khi chìm vào giấc ngủ, cơn thèm khát được chế ngự bởi những hình ảnh tưởng tượng.”

Tác giả kể gia đình cô vượt thoát khỏi Việt Nam trong cuộc vượt biên khổng lồ của những “thuyền nhân” vào năm 1983 và một năm sau, cô sum họp với anh em tại Texas.

“Sau đó, tôi sớm hiểu được rằng hai mối liên hệ mạnh mẽ nhất của tôi với quê hương mới bắt nguồn từ Thế Chiến Thứ Hai: kẹo M&M dành cho binh sĩ Mỹ và Đài VOA như là một phương cách truyền bá quan điểm lạc quan của người Mỹ về thế giới.”

Bốn thập niên sau khi được phát thanh, tác giả chia sẻ, Đài VOA đã mang tới nguồn an ủi và tạo hứng khởi cho một cô gái trẻ Việt Nam ở bên kia địa cầu cần được nâng đỡ về phương diện tinh thần.

(Nguồn The Wall Street Journal)

VOA Express

XS
SM
MD
LG