Đường dẫn truy cập

Quan hệ Mỹ-Ấn cải thiện, láng giềng dò xét


Quan hệ Mỹ-Ấn phát triển tốt đẹp nhưng lãnh đạo hai nước tránh gọi đó là một liên minh
Quan hệ Mỹ-Ấn phát triển tốt đẹp nhưng lãnh đạo hai nước tránh gọi đó là một liên minh

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tuần tới sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Nam Á kể từ khi Nhà Trắng nêu ra chiến lược mới đối với khu vực. Chuyến thăm này có chặng dừng chân ở Ấn Độ, nước có mối quan hệ với Hoa Kỳ đã phát triển thành một liên minh trên thực tế, trong khi các nước láng giềng của Ấn Độ cảm thấy đầy ngờ vực.

Hoa Kỳ và Ấn Độ sử dụng rất nhiều tên khác nhau để mô tả mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp trong thời gian gần đây. Nhưng một cụm người ta không nghe thấy là "liên minh". Trên thực tế, các quan chức Mỹ và Ấn Độ đôi khi nói dài dòng đến mức trở thành hài hước để tránh sử dụng cụm từ đó.

Dù đó có vẻ như là một kỹ thuật ngoại giao, nhưng trên thực tế nó phản ánh lịch sử không liên kết của Ấn Độ.

Arpana Pande thuộc Viện Hudson nói với VOA qua Skype: "Ấn Độ không muốn bất cứ ai gọi là đồng minh, và lý do là lịch sử thuộc địa của Ấn Độ".

Điều đó có thể từ từ thay đổi.

Thương mại Hoa Kỳ-Ấn Độ hiện gấp gần sáu lần so với năm 2000.

Và Hoa Kỳ gần đây đã gọi New Delhi là một "đối tác quốc phòng chủ chốt".

Trong một bài phát biểu hôm 18/10, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói ông muốn đi xa hơn.

"Chính quyền của ông Trump quyết tâm làm sâu sắc thêm những cách thức để Hoa Kỳ và Ấn Độ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác này".

Ông Tillerson cũng làm Trung Quốc tức giận khi ông nói rằng Ấn Độ nên giúp cho việc duy trì "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" mà Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc đang cố gắng làm cho suy yếu.

Pakistan, đối thủ địa chính trị của Ấn Độ, cũng hoài nghi về sự cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ, và phê phán những chỉ trích của Mỹ rằng Pakistan có liên kết với các nhóm khủng bố.

Ông Tillerson sẽ phải cân bằng các mối quan hệ một cách khôn ngoan trong một khu vực ngày càng trở nên quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG