Đường dẫn truy cập

Dân Bắc Triều Tiên 'cay đắng' đối với chính phủ


Ða số người bỏ trốn khỏi Bắc Triều Tiên chủ yếu là để mưu tìm miếng ăn và các nhu cầu cần thiết
Ða số người bỏ trốn khỏi Bắc Triều Tiên chủ yếu là để mưu tìm miếng ăn và các nhu cầu cần thiết

Quốc hội Bắc Triều Tiên vừa mở phiên họp được nhiều người cho là một sân khấu chính trị để phê chuẩn các quyết định do trên đưa ra. Tuy nhiên, cuộc khảo cứu mới cho thấy tình cảm chính trị không đồng nhất ở khắp nước như trong các phòng họp bằng đá hoa ở Bình Nhưỡng. Từ Seoul, thông tín viên VOA Kurt Achin ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Các chuyên gia Bắc Triều Tiên ở Seoul đang theo dõi sát phiên họp của Quốc hội Nhân dân tối cao khai mạch hôm nay ở Bình Nhưỡng. Họ đang theo dõi bất cứ dấu hiệu cải tổ nào trong giới tinh hoa của miền Bắc, nhất là các bước nhằm chuẩn bị cho người con trai út của ông Kim Jong Il là Kim Jong Un lên kế nhiệm ông này.

Điều mà không ai ngờ thấy được là cuộc tranh luận công khai. Khác với những quốc hội khác, nơi tranh luận chính trị có thể đi đến to tiếng và thậm chí ẩu đả, viện lập pháp Bình Nhưỡng thường đựơc mô tả là chỉ chuyên chấp thuận các quyết định của ông Kim Jong Il.

Nhưng không phải mọi ngọn gió chính trị đều xoay theo chiều của ông Kim. Ông Marcus Noland, một thành viên kỳ cựu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói rằng một cuộc thăm dò mới đây thực hiện với những người Bắc Triều Tiên đào tỵ cho thấy một thái độ cay đắng đối với giới lãnh đạo.

Ông Noland cho biết: “Càng ngày người ta càng có những cảm nghĩ tiêu cực đối với chế độ, và càng ngày người ta càng không tin vào những lời chế độ quy trách tất cả các tệ nạn cho lực lượng nước ngoài.”

Ông Noland và đồng sự trong cuộc khảo cứu là ông Stephen Haggard thuộc trường Đại học California ở San Diego, thừa nhận rằng những người đào tỵ có thành kiến ở một mức độ nào đó, trước tiên là vì họ đã rời bỏ Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, ông nói những thay đổi bên trong khối người đào tỵ cho thấy một sự biến chuyển chính trị. Trong thời gian từ giữa cho đến cuối thập niên 1990, theo ông, mọi người bỏ trốn khỏi Bắc Triều Tiên chủ yếu là để mưu tìm cái ăn và các nhu cầu cần thiết. Ông nói một cuộc thăm dò năm 2008 cho thấy một bình diện khác biệt nổi bật trong giới đào tỵ.

Ông Noland nói tiếp: “Trong số những người bỏ nước ra đi gồi gần đây hơn, một số lớn kể ra những mối quan ngại về chính trị. Những người này thường là những người có học thức rất cao, có thể đã ở trong đảng, hay ít nhất thuộc tầng lớp chính trị nòng cốt.”

Ông Noland nói ngay cả trước khi Bắc Triều Tiên gây bất ngờ cho dân chúng về việc cải cách chỉ tệ hồi tháng 11, nhà chức trách cũng đã đàn áp các thị trường tư nhân, Bởi vì chính phủ không nuôi nổi dân chúng, các thị trường nhỏ đã trở thành cần thiết để sống còn, nhưng cũng là nơi để những người Bắc Triều Tiên có cơ hội nói chuyện với nhau.

Ông Noland nói: “Một trong những điều tôi nghĩ là rất khó chịu cho chính phủ là thị trường dường như đã nổi lên như một loại khu vực bán tự trị để thông tin liên lạc trong xã hội. Những người tham gia vào các sinh hoạt thị trường có nhiều phần chắc hơn đã thông tin với nhau về các quan điểm tiêu cực đối với chính phủ.”

Ông Noland nói vẫn còn quá nhiều rủi ro cho bất cứ người Bắc Triều Tiên nào tham gia vào sinh hoạt chống đối công khai, và dẫu gì cũng không có một tổ chức thực sự nào làm phương tiện chống đối. Theo ông, thay vì thế, có thêm nhiều người tham gia vào các hình thức đối kháng ở mức thấp hơn, như là nghe đài nước ngoài. Ông nói cuộc cải cách tiền tệ hồi tháng 11 và kết quả là tình trạng siêu lạm phát về thực phẩm, có nhiều phần chắc đã nhấn mạnh thêm đến sự bất mãn mà ông phát hiện trong cuộc thăm sò năm 2008.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG