Đường dẫn truy cập

Người tị nạn bị bắt ở Nauru trong lúc căng thẳng tăng cao


Các nhà hoạt động biểu tình cho quyền của người tị nạn tại Sydney. Chính phủ Canberra tố cáo những người vận động cho người tị nạn khích động các vụ gây rối để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng.
Các nhà hoạt động biểu tình cho quyền của người tị nạn tại Sydney. Chính phủ Canberra tố cáo những người vận động cho người tị nạn khích động các vụ gây rối để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng.

Các giới chức ở Nauru cho biết hơn 180 người đã bị bắt sau những cuộc biểu tình của những người tị nạn được thả ra khỏi một trung tâm giam giữ do Australia điều hành trên đảo quốc này. Nhiều người biểu tình tức giận vì điều kiện sinh sống và sự đối xử của cư dân địa phương. Thông tín viên VOA Phil Mercer tường thuật từ Sydney.

Khoảng 400 người đã được thả khỏi trại giam do Australia điều hành trên đảo Nauru để sinh sống trong cộng đồng cư dân địa phương sau khi được chính phủ Nauru cấp visa tị nạn.

Tuy được sống bên ngoài những hàng rào kẽm gai, những người tị nạn ở đảo quốc tí hon vùng nam Thái Bình Dương này không ngớt bày tỏ sự bất mãn.

Hàng trăm người đã biểu tình để đòi cải thiện điều kiện sinh sống. Giới hữu trách Nauru cho biết 183 người tị nạn đã bị bắt và đang bị giam tại nhà tù địa phương sau những cuộc biểu tình hồi gần đây.

Chính phủ tố cáo những người vận động cho người tị nạn khích động những vụ gây rối để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng.

Ông Ian Rintoul, thuộc Liên minh hành động cho người tị nạn ở Sydney, bác bỏ tố cáo đó. Ông nói rằng cảnh sát Nauru đã thực hiện những biện pháp mạnh tay.

"Thật rõ ràng là cảnh sát đã ứng phó hoặc lo ngại về sự kiện là sẽ có một cuộc biểu tình vào chiều nay. Hôm qua họ đã đưa ra những lời đe dọa là những người dính líu tới những vụ biểu tình có thể bị bỏ tù 3 năm. Cảnh sát đã đích thân tới một số khu nhà của người tị nạn và nói với những người này là họ không được phép biểu tình ở bất cứ nơi nào khác, ngoại trừ bên trong khu nhà."

Australia đã thiết lập trại giam được gọi là trung tâm xét đơn hải ngoại ở Nauru sau khi ký kết một hiệp định với đảo quốc này vào năm 2011 để giam giữ những thuyền nhân muốn đến Australia xin tị nạn.

Chính phủ Úc đã thiết lập trung tâm xét đơn hải ngoại ở Nauru sau khi ký kết một hiệp định với đảo quốc này vào năm 2011 để giam giữ những thuyền nhân muốn đến Australia xin tị nạn.
Chính phủ Úc đã thiết lập trung tâm xét đơn hải ngoại ở Nauru sau khi ký kết một hiệp định với đảo quốc này vào năm 2011 để giam giữ những thuyền nhân muốn đến Australia xin tị nạn.

​Trại này bị đóng vào năm 2008 bởi chính phủ của Đảng Lao động, là đảng đã thắng cuộc bầu cử năm 2007. Nhưng dưới áp lực ngày càng tăng vì thuyền nhân không ngừng kéo tới Australia, chính phủ có lập trường trung tả này đã mở lại trại giam ở Nauru 4 năm sau đó.

Những người Iran, Pakistan và Somalia giờ đây nằm trong số những người tị nạn tái định cư trên đảo quốc tí hơn với dân số chừng 11.000 người.

Australia cũng bảo trợ cho một trại giam thứ nhì trên đảo Manus của Papua New Guinea.

Cả hai trại này đều thường xuyên xảy ra nhiều vấn đề rắc rối, trong đó có những vụ biểu tình, tuyệt thực và những cáo giác về xâm hại tính dục.

Theo chính sách hiện nay, những người xin tị nạn được đưa tới các trại giam ở Nam Thái Bình Dương sẽ không được tái định cư ở Australia ngay cả trong trường hợp đơn xin tị nạn của họ được chấp thuận. Chính phủ Australia nhấn mạnh rằng đây là một phần của một kế hoạch nhằm làm nản lòng những thuyền nhân muốn tới Australia xin tị nạn.

Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng chính sách của Canberra làm gia tăng những áp lực xã hội và kinh tế lên các nước nghèo trong khu vực. Nauru có tỉ lệ thất nghiệp lên tới 90%. Hệ thống y tế của nước này bị quá tải vì nạn béo phì trong dân chúng và đảo quốc tí hon này hầu như phải lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài để sống còn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG