Đường dẫn truy cập

Ngày Tự do Báo chí Thế giới là gì?


Một người đàn ông đưa ra trang nhất của nhật báo Ozgur với tiêu đề "can thiệp đẫm máu" khi mọi người tập trung bên ngoài trụ sở chính của tờ báo Zaman ở Istanbul, ngày 6 tháng 3 năm 2016.
Một người đàn ông đưa ra trang nhất của nhật báo Ozgur với tiêu đề "can thiệp đẫm máu" khi mọi người tập trung bên ngoài trụ sở chính của tờ báo Zaman ở Istanbul, ngày 6 tháng 3 năm 2016.

Ngày Tự do Báo chí Thế giới (WPFD) là gì?

Đó là gì? Một ngày kỷ niệm toàn cầu nhấn mạnh sự tự do thông tin là một quyền con người căn bản, đề cao tự do báo chí trên toàn thế giới, và là một sự nhắc nhở rằng ở hàng chục quốc gia, những ấn phẩm vẫn bị kiểm duyệt, bị phạt tiền và bị đóng cửa, trong khi những nhà báo và biên tập viên bị sách nhiễu, tấn công, câu lưu và đôi khi bị sát hại.

Tại sao ngày 3 tháng 5? Ngày này được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1993, kỷ niệm Tuyên bố Windhoek.

Tuyên bố Windhoek là gì? Một tuyên bố những nguyên tắc tự do báo chí do những nhà báo ở Châu Phi soạn thảo trong một hội thảo của UNESCO về "Thúc đẩy Nền Báo chí Châu Phi Độc lập và Đa nguyên" ở thành phố Windhoek, Namibia, vào năm 1991.

Tuyên bố nói gì? Tuyên bố Windhoek kêu gọi truyền thông tự do, độc lập, đa nguyên trên toàn thế giới, mô tả tự do báo chí là thiết yếu đối với dân chủ và là một quyền con người căn bản.

Những cột mốc công nhận vào ngày 3 tháng 5 năm 2016

* Kỷ niệm 250 năm luật tự do thông tin đầu tiên của thế giới, áp dụng ở cả hai nước Thụy Điển và Phần Lan hiện đại.

* Kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố Windhoek về những nguyên tắc tự do báo chí ở Namibia.

* Năm đầu tiên trong chu kỳ 15 năm của Những Mục tiêu Phát triển Bền vững mới, một tập hợp những mục tiêu được thông qua vào ngày 25 tháng 9 năm 2015, để chấm dứt nghèo túng, bảo vệ hành tinh, và bảo đảm sự thịnh vượng cho tất cả mọi người là một phần của chương trình phát triển bền vững mới. Mỗi một mục tiêu lại có những kết quả nhắm tới cụ thể cần đạt được trong 15 năm tiếp theo.

Hội nghị WPFD

Ngày 2-4 tháng 5 năm 2016, diễn ra tại Helsinki, Phần Lan, và được tổ chức bởi UNESCO và Bộ Giáo dục và Văn hóa và Phần Lan

Giải thưởng Tự do Báo chí UNESCO/Guillermo Cano

Được trao cho Khadija Ismayilova, một nhà báo điều tra từ Azerbaijan. Bà Ismayilova làm trưởng văn phòng ở Baku cho Ban Tiếng Azerbaijan của Đài Âu Châu Tự do.

Bà Ismayilova ban đầu đã bị bắt và bị giam giữ vào ngày 5 tháng 12 năm 2014 về những cáo buộc phỉ báng mà những tổ chức nhân quyền quốc tế nói là bịa đặt. Bà bị kết án 7 năm rưỡi tù giam về những cáo buộc liên quan đến lạm quyền và trốn thuế. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mô tả thủ tục tố tụng là truy tố có động cơ chính trị, xét xử sai trái, và một chiến dịch làm mất uy tín của bà.

Ljiljana Zurovac, chủ tịch Ban giám khảo Giải thưởng Tự do Báo chí UNESCO/Guillermo Cano 2016 nói: "Khadija Ismayilova rất xứng đáng nhận Giải thưởng và tôi vui mừng khi thấy sự can đảm và tính chuyên nghiệp của bà ấy được công nhận."

Giải thưởng được đặt theo tên của Guillermo Cano Isaza, một nhà báo người Colombia bị ám sát trước cửa tòa báo của mình, El Espectador, ở Bogotá, vào tháng 12 năm 1986, sau khi lên tiếng chống lại những băng đảng ma túy.

VOA Express

XS
SM
MD
LG