Đường dẫn truy cập

Nga và Ukraine: Một mối quan hệ khó hiểu


Tổng thống mới đắc cử của Ukraine Petro Poroshenko (trái) và tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày D-Day ở Ouistreham, Pháp, 6/6/2014
Tổng thống mới đắc cử của Ukraine Petro Poroshenko (trái) và tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày D-Day ở Ouistreham, Pháp, 6/6/2014
Michael Eckels

Mặc dù có chung một nền văn hóa và lịch sử, Nga và Ukraine nhiều khi đã có những quan hệ xáo động dữ dội trong thế kỷ trước – mà căn nguyên của nó đã dẫn tới sự đối đầu hiện nay giữa hai quốc gia.

Tính chất địa chính trị đáng kể của Ukraine là rõ ràng. Đối với Nga, Ukraine là một tuyến đường chuyển vận quan trọng cho việc xuất khẩu khí đốt tới các thị trường Châu Âu. Nước này cũng là một vùng đất đệm có thể làm chậm lại bất cứ cuộc tấn công giả định nào mà có thể được phát động từ phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ý thức rõ ràng về tính chất đáng kể của Ukraine và đã nhấn mạnh tới tình huynh đệ của người gốc Slave trong các bài diễn văn của ông kể từ khi sáp nhập Crimea vào Nga hồi tháng Ba.

Ông Putin nói rằng, Nga đã coi và sẽ luôn luôn coi Ukraine là nước láng giềng thân cận nhất của mình và thật sự là quốc gia anh em của Nga.

Không đơn giản như ông Putin đã nói lên mối quan hệ này, bà Maria Makeyeva thuộc kênh truyền hình Rain của Nga nói rằng quan hệ này phức tạp hơn rất nhiều, đặc biệt là về phương diện tâm lý của người Ukraine.

Bà Makeyeva nói “Có một bức hí họa về một người Ukraine cố gắng hết sức đóng chặt cửa nhà trong khi một người từ phía bên ngoài mặc quân phục Nga đang gõ cửa xin vào.” “Người Nga nói ‘mở cửa đi người anh em--tôi đang tìm cách bảo vệ bạn khỏi bọn phát-xít’.” Bà nói thêm rằng bức hí họa này rõ ràng bày tỏ những gì mà nhiều người Ukraine nghĩ.

Ký ức về những vụ hành quyết tập thể và nạn đói mà nhà độc tài Xô Viết Joseph Stalin là chủ mưu, đã giết chết nhiều triệu người Ukraine trong thập niên 1930 chưa hề bị lãng quên ở Ukraine. Đối với người Nga, sự hợp tác của một số người Ukraine với Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai được coi như một sự phản bội nặng nề và đã được giới truyền thông Nga sử dụng để mô tả những người biểu tình ủng hộ chính phủ Kyiv là bọn “phát-xit.”

Bà Masha Lipman của Trung tâm Carnegie ở Moscow, nói rằng việc sử dụng các ngôn từ chính trị thông thường như vậy khiến dân chúng bị xếp vào nhiều loại. Bà nói rằng báo chí Nga thường chia người Ukraine thành hoặc là “phát-xít” hoặc “dân ta.” Bà nói:

“Những người dân Ukraine, như một dân tộc, bằng cách nào đó đã bị lãng quên đôi chút, ý tôi muốn nói là bị lãng quên theo nghĩa tu từ, trong lời kể này.”

Bà Lipman nói rằng, “sự bảo vệ” của những người Nga là một cụm từ quan trọng khác được báo chí Nga sử dụng. Bà thắc mắc không biết các cụm từ “tình anh em” và “bảo vệ” có phải là những ý kiến thích hợp hay không:

“Nếu thật sự binh sĩ Nga tiến vào Ukraine, thì họ bảo vệ cái gì ? Những người Nga từ Ukraine ? Tôi nghĩ rằng có một sự mơ hồ cố ý ở đó, nhưng sự mơ hồ này sẽ phải được giải quyết tại một thời điểm nào đó.”

Với việc các cuộc bầu cử tại Ukraine đã kết thúc và chính phủ Moscow có vẻ chấp nhận việc ông Poroshenko đắc cử Tổng thống, không rõ liệu cái mà ông Putin gọi là tình huynh đệ sẽ có tiếp tục hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là tân Tổng thống Petro Poroshenko được thừa hưởng một quốc gia Ukraine khánh kiệt và bị chia rẽ hơn bao giờ hết.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG