Đường dẫn truy cập

Ông Olaf Scholz.
Ông Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine

13:21 31.3.2022
Lính Ukraine lái một chiếc xe tăng T-72 của Nga mà họ đã chiếm được ở Lukianivka
Lính Ukraine lái một chiếc xe tăng T-72 của Nga mà họ đã chiếm được ở Lukianivka

13:16 31.3.2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 30/3 thảo luận về viện trợ của Mỹ, chế tài Nga, và hòa đàm Kyiv-Moscow trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ, hai bên loan báo.

13:14 31.3.2022

Người Tatar ở Crimea kêu gọi các nhà đàm phán Ukraine đòi Nga trả lại Crimea

Các nhà lãnh đạo cộng đồng Tatar ở Crimea hôm 29/3 yêu cầu Kyiv áp đặt điều kiện Nga trả lại bán đảo Crimea vốn bị họ sáp nhập hồi năm 2014 trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên.

Tại một cuộc họp trực tuyến của Mejlis – tức hội đồng truyền thống của sắc dân thiểu số Tatar theo Hồi giáo ở Crimea - các thành viên tuyên bố việc thu hồi bán đảo nên là một ‘điều kiện bắt buộc’ trong tất cả các cuộc hòa đàm của Ukraine với Nga.

“Việc phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong đường biên giới được quốc tế công nhận, bao gồm cả cộng hòa tự trị Crimea và Sevastopol, nên là điều kiện bắt buộc cho các cuộc đàm phán chính thức giữa các đại diện Ukraine và quốc gia xâm lược,” người đứng đầu hội đồng, ông Refat Chubarov, cho biết trên Facebook.

Nga yêu cầu thỏa thuận hòa bình phải công nhận Crimea là của Nga và miền đông Ukraine được tự trị.

Cộng đồng Người Tatar, chiếm 12-15% trong số hai triệu cư dân Crimea, đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý do Moscow tổ chức hồi năm 2014 sau khi họ dùng vũ lực chiếm bán đảo này từ Ukraine.

Cuộc bỏ phiếu cũng không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Moscow sau đó đã cấm Mejlis và gọi đó là ‘tổ chức cực đoan’.

Các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc Nga đàn áp chính trị đối với người Tatar.

Khoảng 30.000 người Tatar ở Crimea, bao gồm cả nhà lãnh đạo Mustafa Dzhemilev, đã rời Crimea đến lãnh thổ chính Ukraine sau khi Crimea bị Nga sáp nhập.

(AFP)

12:42 31.3.2022

Hungary cáo buộc Ukraine ‘can thiệp bầu cử’

Ngoại trưởng Hungary cáo buộc giới lãnh đạo Ukraine đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của Hungary. Người đồng cấp Ukraine đã phủ nhận cáo buộc trong vụ việc gây thêm căng thẳng cho quan hệ song phương.

Trong một video phát trên mạng xã hội, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố ‘đang có sự phối hợp giữa cánh tả Hungary và đại diện của chính quyền Ukraine’, và rằng Ukraine đang cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Hungary vào ngày 3/4 sắp tới theo hướng ủng hộ liên minh các đảng đối lập.

Ngoại trưởng Szijjarto không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố này.

Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy gần đây có những bình luận chỉ trích gay gắt cách tiếp cận của chính phủ Hungary đối với cuộc chiến.

Hôm 30/3, ông Szijjarto tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, đã liên lạc Đại sứ Ukraine tại Budapest để thảo luận cách Ukraine có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Hungary. Thủ tướng Viktor Orban sắp mãn nhiệm muốn làm thêm nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp.

Tuy nhiên, ông Kuleba nói với tờ Evropeiska Pravda của Ukraine rằng ‘chúng tôi chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Hungary và càng không trước bầu cử’.

(AP)

Tải thêm

XS
SM
MD
LG