Đường dẫn truy cập

NATO chuyển hướng, trực diện thách thức từ Trung Quốc


Lãnh đạo các nước trong liên minh NATO và Tổng Thu Ký NATO chụp ảnh chung với Nữ Hoàng Elizabeth và Thái Tử Charles ở Điện Buckingham, London, ngày 3/12/2019, đánh dấu 70 năm thành lập liên minh. Yui Mok/Pool via REUTERS
Lãnh đạo các nước trong liên minh NATO và Tổng Thu Ký NATO chụp ảnh chung với Nữ Hoàng Elizabeth và Thái Tử Charles ở Điện Buckingham, London, ngày 3/12/2019, đánh dấu 70 năm thành lập liên minh. Yui Mok/Pool via REUTERS

Bảy mươi năm sau khi thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong thời Chiến tranh Lạnh, tập trung vào Moscow, NATO đang mở rộng tầm nhìn và chuyển hướng sang đối phó với thách thức do Trung Quốc đặt ra giữa lúc nước này ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự.

Nhưng hiện vẫn không rõ, ngay cả trong giới các nhà ngoại giao trong liên minh quân sự gồm 29 nước thành viên, liệu NATO có đủ sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ hay không - đặc biệt vào thời điểm có nhiều chia rẽ gay gắt trong nội bộ như đã thể hiện rõ trong hội nghị thượng đỉnh NATO tuần này.

Trong một tuyên bố được phổ biến sau khi các nước NATO gặp nhau hôm thứ Tư 4/12, các nhà lãnh đạo NATO nói: “Chúng tôi thừa nhận là Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng và các chính sách quốc tế vừa mang lại cơ hội cũng như những thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau giải quyết trong tư cách một liên minh.

Hoa Kỳ đang dẫn đầu chiến dịch nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc, giữa lúc quan tâm đang tăng về việc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế như một đòn bẩy để thực hiện tham vọng của họ.

Từ đầu năm nay, Ủy ban châu Âu đã bắt đầu đổi giọng khi mô tả Trung Quốc là một “đối thủ mang tính hệ thống”, và kêu gọi NATO phải tỏ quyết đoán hơn sau nhiều năm chào đón vô tội vạ tiền đầu tư của Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng có một sự hiểu biết ngày càng tăng ở châu Âu về những thách thức đặt ra bởi sức mạnh quân sự đang tăng nhanh chóng của Trung Quốc, từ vũ khí siêu âm cho đến hàng không mẫu hạm.

Trước hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý rằng Trung Quốc là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ nhì thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Ông Stoltenberg nói :

“Điều đó không có nghĩa là chúng ta đưa NATO vào Biển Đông, nhưng chúng ta phải tính toán để đối phó với sự kiện Trung Quốc đang đến gần chúng ta hơn.”

Tổng Thư Ký NATO viện dẫn các hoạt động của Trung Quốc ở Bắc Cực, ở Châu Phi, và những khoản đầu tư lớn mà Trung Quốc đổ vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở châu Âu.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG