Đường dẫn truy cập

Myanmar bắt hơn 350 người sau vụ bạo động tôn giáo ở Mandalay


Cảnh sát tuần phòng trong khu dân cư ở Mandalay, Myanmar
Cảnh sát tuần phòng trong khu dân cư ở Mandalay, Myanmar

Các giới chức tại Myanmar, hay Miến Điện, nói rằng họ đã cho bắt giữ ít nhất 362 người sau vụ bạo động giáo phái chết người tại Mandalay, làm bị thương 2 người và làm bị thương hơn 12 người vào tuần trước.

Cảnh sát ở thành phố miền trung nước này hôm thứ Hai nói rằng hầu hết những người bị bắt vì vi phạm luật giới nghiêm đã được đưa ra để ngăn chặn bạo động. Cảnh sát cho biết hơn 100 người đã được thả cùng lời cảnh báo.

Tuy nhiên cảnh sát trưởng Zaw Min Oo đã nói với đài VOA rằng cảnh sát vẫn đang truy tìm những kẻ khả nghi tham gia vào vụ giết người. Ông nói:

“16 người đã bị bắt khi đang ném đá và mang gậy gộc trong cuộc bạo động. Những nhà điều tra đặc biệt hiện đang điều tra họ cũng tra hỏi nhân chứng và thu thập thêm các chứng cứ khác để xác định những kẻ tình nghi.”

Cuộc bạo động bắt đầu vào cuối ngày thứ Ba tuần qua khi khoảng 300 Phật tử đổ về một quán trà của một người đàn ông Hồi giáo bị cáo buộc cưỡng hiếp một phụ nữ Phật giáo.

Tổng thống Myanmar Thein Sein thứ Ba tuần trước cảnh báo chính phủ của ông sẽ không dung thứ bất cứ một cuộc bạo động nào nữa.

“Những người tham gia vào cuộc bạo động và những người cố tình khích động bạo động sẽ bị điều tra kỹ lưỡng và sẽ bị trừng trị nghiêm khắc,” ông Thein Sein nói. “Tôi muốn nhắc lại rằng chính phủ sẽ không khoan dung việc khích động bạo lực và hành động phá hoại, và sẽ có những biện pháp trừng phạt ngay tức khắc.”

Chính quyền đã áp dụng lệnh giới nghiêm qua đêm đối với 7 thị trấn của Mandalay và hàng ngàn lực lượng an ninh đã được triển khai ngay sau vụ bạo lực xảy ra vào tuần trước.

Trong khi đó, các nhà hoạt động và lãnh đạo cộng đồng đang thúc đẩy chính quyền hành động chống lại những người truyền bá thông điệp hiềm khích qua các mạng xã hội.

Lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo Aye Lwin nói với đài VOA rằng dân chúng cần thận trọng với những kêu gọi kích động. ông nói.

“Đặt điều và tệ nhất là những thông tin nửa vời cùng kết luận mang tính thành kiến đã thúc đẩy hận thù và ganh ghét giữa các cộng đồng khác nhau,”

Cuộc bạo động giữa những tín đồ Phật giáo và Hồi giáo tại Myanmar nổ ra khá thường xuyên trong những năm gần đây, gây chú ý nhất là cuộc xung đột liên quan đến người Rohingya ở vùng Rakhine.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG