Đường dẫn truy cập

Mỹ không kích mục tiêu ở Iraq, diệt 8 phiến quân liên kết với Iran


Nhóm dân quân Kataib Hezbollah trong một lễ diễu hành
Nhóm dân quân Kataib Hezbollah trong một lễ diễu hành

Chính phủ Iraq lên án các cuộc không kích trong đêm của Mỹ ở phía nam Baghdad giết chết 8 thành viên của nhóm bán quân sự Kataib Hezbollah liên kết với Iran, và nói rằng hành động này là ‘sự leo thang nguy hiểm’ không hề có sự phối hợp với chính quyền.

Mỹ đã thực hiện hai loạt không kích ở Iraq kể từ ngày 21/11, để đáp trả hơn 60 cuộc tấn công của phe dân quân liên kết với Iran chống lại các lực lượng Mỹ trong khu vực. Những cuộc không kích đó đã phá hủy một trung tâm điều hành hoạt động và một cơ sở chỉ huy và kiểm soát của Kataib Hezbollah.

Cho đến tuần này, Mỹ vẫn còn do dự trong việc trả đũa ở Iraq vì tình hình chính trị nhạy cảm ở Baghdad. Mỹ đang muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Iraq trong nỗ lực tránh cho chiến sự Gaza lan ra khắp khu vực.

Các cuộc không kích bắt đầu vào ngày 17/10 và bị các nhóm dân quân Iraq xem như Mỹ trợ chiến cho Israel trong lúc nước này đang bắn phá vào Gaza sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel.

Kataib Hezbollah cho hay các cuộc không kích mới nhất này đã giết chết 8 người của họ tại thành trì Jurf al-Sakhar ở phía nam Baghdad.

Trong một tuyên bố, họ đe dọa sẽ tấn công một loạt các mục tiêu rộng hơn nếu Mỹ tiếp tục không kích.

Chính phủ Iraq lên án các cuộc tấn công của Mỹ là ‘hành vi vi phạm chủ quyền rõ ràng và là nỗ lực phá vỡ tình hình an ninh ổn định trong nước’ đồng thời lưu ý các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang đi ngược lại lợi ích quốc gia của Iraq.

Chính phủ Iraq nói các cuộc không kích vi phạm vai trò cố vấn của lực lượng quốc tế ở Iraq có nhiệm vụ đánh các tàn quân của Nhà nước Hồi giáo – là một liên minh mà một số phe phái trong chính phủ liên minh Hồi giáo dòng Shia của Iraq nói họ muốn trừ khử.

Kataib Hezbollah nằm trong Lực lượng Huy động Quần chúng Iraq (PMF), tổ chức gồm nhiều nhóm vũ trang Hồi giáo Shia được thành lập hồi năm 2014 để đánh Nhà nước Hồi giáo và sau đó được chính phủ Iraq công nhận là một cơ quan an ninh chính thức.

Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani không kiểm soát được mấy đối với một số phe phái được Iran hậu thuẫn mà ông cần sự ủng hộ của họ để giành quyền lực một năm trước. Các phe phái này hiện đang làm thành một khối hùng mạnh trong liên minh cầm quyền của ông. Ngay trong số các phe phái, nhiều nhóm cũng không nhất trí với các hành động chống quân Mỹ.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG