Đường dẫn truy cập

Mỹ gia tăng nhập khẩu từ VN giữa chiến tranh thương mại với TQ


Các container vận tải của Trung Quốc chất xuống cảng Los Angeles ở Long Beach, bang California, ngày 14 tháng 5, 2019.
Các container vận tải của Trung Quốc chất xuống cảng Los Angeles ở Long Beach, bang California, ngày 14 tháng 5, 2019.

Thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại của ông Trump, theo dữ liệu về ngoại thương do Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm.

Hàng nhập khẩu Mỹ từ Việt Nam tăng 38 phần trăm trong bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm ngoái, cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm cách mua từ các nhà cung cấp ở đó, CNN đưa tin.

Hàng nhập khẩu cũng tăng 22 phần trăm từ Đài Loan, 17 phần trăm từ Hàn Quốc và 13 phần trăm từ Bangladesh, theo dữ liệu của chính phủ.

Mỹ đang nhập khẩu ít hơn khoảng 12 phần trăm từ Trung Quốc, một sự thay đổi diễn ra sau một năm đàm phán thương mại không đi đến hồi kết.

Chính quyền Trump áp đặt thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm tạo ra một mối quan hệ thương mại công bằng hơn sau nhiều năm việc làm và công nghệ đổ sang quốc gia Châu Á này.

Tổng thống đã nhiều lần tuyên bố rằng thuế quan sẽ thúc đẩy đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ, một lời hứa cốt lõi trong chiến dịch tranh cử của ông. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng các cuộc chiến tranh thương mại của ông đang khiến hoạt động sản xuất dời đi nơi khác - gây tổn thất cho Trung Quốc nhưng cũng chẳng làm lợi gì nhiều cho người tiêu dùng Mỹ.

Quần áo và dày dép là những ngành sản xuất chứng kiến sự dịch chuyển này rõ nét nhất trong thời gian gần đây.

Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ, bao gồm những hãng bán mũ, giày dép và trang phục khác, lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cung cấp hàng hóa và bộ phận, theo CNN. Trong một số trường hợp, Mỹ không có nhà máy sản xuất những thứ cần có. Thêm vào đó, tiền lương ở Mỹ cao hơn và thị trường lao động hạn hẹp hơn.

Matt Priest, chủ tịch và CEO của tổ chức Các Nhà Phân phối và Bán lẻ Giày dép Hoa Kỳ (FDRA) được CNN dẫn lời nói rằng các công ty trước tiên sẽ tìm cách chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, nơi mà ngành sản xuất giày đã tồn tại và cũng dễ chuyển vật liệu từ Trung Quốc qua biên giới.

“Mỹ thực sự không phải là một lựa chọn,” ông nói.

VOA Express

XS
SM
MD
LG