Đường dẫn truy cập

Mỹ để lại khoảng trống tại hội đồng nhân quyền LHQ


Sự rút lui của Washington - được chính thức thông báo với Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư - là sự khước từ mới nhất của Mỹ đối với việc giao tiếp đa phương sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Sự rút lui của Washington - được chính thức thông báo với Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư - là sự khước từ mới nhất của Mỹ đối với việc giao tiếp đa phương sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Trung Quốc, Anh và Liên minh Châu Âu hôm thứ Tư bày tỏ tiếc nuối về việc Washington quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong khi các nước phương Tây bắt đầu tìm kiếm một nước thay vào ghế trống của Mỹ.

Mỹ vào ngày thứ Ba rút khỏi diễn đàn mà họ gọi là "đạo đức giả và vị kỉ" vì Mỹ nói hội đồng này cho thấy sự thiên vị kinh niên đối với đồng minh thân cận Israel của Mỹ và thiếu cải cách sau một năm đàm phán.

Sự rút lui của Washington - được chính thức thông báo với Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư - là sự khước từ mới nhất của Mỹ đối với việc giao tiếp đa phương sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Ghế của phái đoàn Mỹ bỏ trống và bảng tên được gỡ bỏ vào cuối ngày.

“Đây là tin xấu, đây là tin xấu cho hội đồng này, đây là tin xấu cho Liên Hiệp Quốc. Đây là tin xấu với Hoa Kỳ, đây là tin xấu cho tất cả mọi người quan tâm đến nhân quyền,” Tổng thống Slovenia Borut Pahor phát biểu trước diễn đàn 47 thành viên ở Genève, nơi ghế của Mỹ bị bỏ trống.

Liên minh Châu Âu, Anh và Úc cũng phát biểu tương tự như ý kiến của ông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự tiếc nuối về quyết định của Mỹ, trong khi truyền thông nhà nước nói rằng hình ảnh của Mỹ như một nước bảo vệ nhân quyền "đang trên bờ vực sụp đổ."

Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp vào "sự phát triển lành mạnh của nhân quyền khắp thế giới thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư.

Các nhà ngoại giao cho biết việc Mỹ rút đi có thể củng cố vị thế của Cuba, Nga, Ai Cập và Pakistan, những nước kháng cự điều mà họ xem là sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc trong các vấn đề thuộc chủ quyền.

Liên minh Vận động vì Tây Tạng, một tổ chức có các nhà hoạt động tìm cách thu hút sự chú ý đến tình hình trong khu vực tự trị này ở Trung Quốc, nói trong một thông cáo rằng quyết định của Mỹ "sẽ cho Trung Quốc rộng chỗ để tung hỏa mù và làm suy yếu hệ thống nhân quyền của Liên Hiệp Quốc."

Sau khi chính quyền Trump đã chính thức gửi thông báo về quyết định của mình, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức các cuộc bầu cử để chọn nước thay thế để đảm nhận nhiệm kỳ của Mỹ cho đến năm 2019.

Nhóm các nước phương Tây trong hội đồng dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp hàng tuần của họ vào ngày thứ Năm, các nhà ngoại giao nói với Reuters.

Khi hội đồng được thành lập vào năm 2006, chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từ chối tham gia.

New Zealand, nước đã bước sang một bên để cho phép Mỹ đắc cử trong cuộc bầu cử vào Hội đồng năm 2009 dưới thời Tổng thống Barack Obama, có thể là một lựa chọn tốt để thay thế, hai nhà ngoại giao nói với Reuters

Canada và Hà Lan là những khả năng khác, dù chưa có ước nào đứng ra nhận, họ cho biết.

VOA Express

XS
SM
MD
LG