Đường dẫn truy cập

Mỹ cùng 60 nước ủng hộ cam kết của COP28 về giảm phát thải từ chất làm mát


Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Hội nghị COP28 ở Dubai, ngày 2/12/2023.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Hội nghị COP28 ở Dubai, ngày 2/12/2023.

Hoa Kỳ nằm trong số ít nhất 60 quốc gia ủng hộ cam kết cắt giảm khí thải liên quan đến chất làm mát vào năm 2050, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Dubai, theo Reuters.

Cam kết về Chất làm mát Toàn cầu sẽ đánh dấu lần đầu tiên thế giới cùng tập trung vào vấn đề phát thải năng lượng từ ngành làm mát. Cam kết này kêu gọi các quốc gia đến năm 2050 giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến chất làm mát so với mức của năm 2022.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn vì ngành làm mát được dự báo sẽ chỉ có phát triển thêm nữa khi nhiệt độ tiếp tục tăng.

Theo một báo cáo được Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố hôm 5/12, nếu công suất làm mát hầu như chắc chắn sẽ tăng gấp ba vào năm 2050, như vậy, lượng khí thải từ chất làm mát dự kiến sẽ tăng lên một lượng tương đương với 4,4 tỷ đến 6,1 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) vào năm 2050.

Báo cáo nói rằng con số trên tương đương 1/10 lượng khí thải toàn cầu dự kiến và sẽ gây căng thẳng cho lưới điện.

Reuters là công ty đầu tiên đưa tin về sự ủng hộ của Hoa Kỳ, điều này cho thấy có thể có một quá trình để xây dựng thêm các quy định hoặc ưu đãi cho ngành này ở Hoa Kỳ, đồng thời tăng áp lực buộc các quốc gia khác tham gia.

Các quan chức từ chối nêu tên vì thông tin vẫn được giữ bí mật.

Một quan chức cho hay Hoa Kỳ rất muốn tìm cách nâng cao hiệu quả của công nghệ làm mát và giảm dần việc sử dụng hydrofluorocarbons (HFC), một loại khí nhà kính mạnh thải ra từ máy điều hòa không khí và tủ lạnh.

Vào tháng 10, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đặt ra quy định mới hạn chế sử dụng HFC bắt đầu từ năm 2025 đến năm 2028, đồng thời đề xuất đặt ra các yêu cầu về quản lý hoặc tái sử dụng HFC và sửa chữa các thiết bị bị rò rỉ.

Ông Brian Dean thuộc tổ chức Sustainable Energy for All (Năng lượng bền vững cho tất cả), một cơ quan phi lợi nhuận thuộc liên minh UNEP đã soạn ra cam kết. Ông cho biết Kenya là quốc gia đầu tiên ký vào Cam kết về Chất làm mát Toàn cầu, với ít nhất 59 quốc gia khác tham gia vào chiều ngày 4/12.

Các nhà tổ chức hy vọng sẽ chứng kiến ít nhất 80 quốc gia ủng hộ cam kết về chất làm mát này, do nhu cầu cấp thiết là cắt giảm lượng khí thải làm khí hậu nóng lên và giữ an toàn cho người dân trước các đợt nắng nóng nguy hiểm.

Ngược lại, ít nhất 118 quốc gia ủng hộ một cam kết khác của COP28 nhằm tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi tỷ lệ tiết kiệm năng lượng vào năm 2030 - những cam kết được coi là ít chi tiết hơn và ít tốn kém hơn để thực hiện so với mục tiêu về chất làm mát.

Một quan chức chính phủ nói hôm 4/12 rằng Ấn Độ bày tỏ quan ngại với các nhà tổ chức về cam kết này và nếu không được giải quyết, họ sẽ không tham gia.

Báo cáo của UNEP cho hay gần 3/4 tiềm năng giảm khí thải từ chất làm mát vào giữa thế kỷ này có thể thấy được ở các nước G20.

Một báo cáo từ tạp chí y khoa Lancet tháng trước ước tính số ca tử vong do stress nhiệt có thể tăng gấp bốn lần vào giữa thế kỷ này.

UNEP ước tính rằng những nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề phát thải từ chấy làm mát có thể tránh được việc thải ra tới 78 tỷ tấn CO2 quy đổi.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG