Đường dẫn truy cập

Mỹ cảnh báo rủi ro an ninh nếu để Trung Quốc đặt cáp quang xuyên biển


Máy bay của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường quốc tế Pohnpei ở Kolonia, Liên bang Micronesia (FSM) ngày 5/8/2019. REUTERS/Jonathan Ernst
Máy bay của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường quốc tế Pohnpei ở Kolonia, Liên bang Micronesia (FSM) ngày 5/8/2019. REUTERS/Jonathan Ernst

Hoa Kỳ cảnh báo các quốc đảo ở Thái Bình Dương về mối đe dọa an ninh khi một công ty Trung Quốc giảm giá đấu thầu xây dựng một tuyến cáp internet ngầm xuyên biển thuộc một dự án phát triển quốc tế tại khu vực, hai nguồn tin nói với Reuters.

Huawei Marine, gần đây đã được thoái vốn khỏi tập đoàn viễn thông Huawei và hiện thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc khác, đã nộp hồ sơ dự thầu cùng với Alcatel Submarine Networks (ASN) có trụ sở đặt tại Pháp, một phần của tập đoàn Nokia của Phần Lan và NEC của Nhật Bản, với giá 72,6 triệu USD. Dự án này được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nguồn thạo tin về dự án này cho biết.

Dự án được thiết kế để cải thiện thông tin liên lạc tới các đảo quốc Nauru, Liên bang Micronesia (FSM) và Kiribati.

Các nguồn tin cho biết, Washington đã gửi công hàm tới FSM vào tháng 7 để bày tỏ những quan tâm về chiến lược liên quan tới dự án xây dựng tuyến dây cáp internet ngầm xuyên biển bởi vì Huawei Marine và các công ty Trung Quốc khác buộc phải hợp tác với các cơ quan tình báo và an ninh của Bắc Kinh khi được yêu cầu.

Các nguồn tin cho biết, công hàm đó được gửi đi sau một cảnh báo đối với Micronesia, và các cơ quan phát triển của Nauru về việc Huawei Marine tham gia dự án.

Chính phủ FSM nói với Reuters rằng họ đang thảo luận với các đối tác song phương trong dự án, “một số đã đề cập đến nhu cầu phải đảm bảo tuyến cáp quang Internet ngầm không tác động đến an ninh khu vực.”

Theo Hiệp ước Liên kết Tự do (COFA), một thỏa thuận đã có hàng thập kỷ giữa Hoa Kỳ và các đảo quốc ở Thái Bình Dương trước đây, Washington có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho FSM.

Một phát ngôn viên của chính phủ Nauru cho biết các hồ sơ dự thầu đang được kiểm tra và các bên liên quan đang giải quyết “một số vấn đề kỹ thuật và hành chính” để đảm bảo tiến độ dự án”.

Văn phòng đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không trả lời yêu cầu bình luận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Hoa Kỳ đang bôi nhọ các công ty Trung Quốc.

Quốc đảo thứ ba có liên quan đến dự án, Kiribati, hồi năm ngoái đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để ủng hộ Trung Quốc, và do đó có lập trường thuận lợi nhất đối với Huawei Marine. Chính phủ Kiribati đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

VOA Express

XS
SM
MD
LG