Đường dẫn truy cập

Mỹ: Các luật sư TQ bị bắt là 'những người hợp tác chứ không phải kẻ thù'


Luật sư nhân quyền Trung Quốc Phố Chí Cường, Bắc Kinh, ngày 20/7/2012.
Luật sư nhân quyền Trung Quốc Phố Chí Cường, Bắc Kinh, ngày 20/7/2012.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, ông Max Baucus, kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc phóng thích luật sư nhân quyền nổi tiếng Phố Chí Cường và ngưng coi những người nói lên quyền của người khác là kẻ thù.

Trong một thông cáo phổ biến vào Ngày Quốc tế Nhân quyền, ông Baucus nêu lên các mối quan ngại của Hoa Kỳ về một vụ trấn át đang diễn ra nhắm vào các luật sư nhân quyền và những người tìm cách “đóng góp ý kiến một cách ôn hòa vào cuộc đối thoại công cộng về tương lai của Trung Quốc.”

Cách đây vài tháng, Trung Quốc đã phát động một cuộc trấn át ồ ạt và rộng khap gây tác động đến hơn 300 người, trong đó có các luật sư, nhân viên văn phòng luật, và gia đình họ, cùng những người hoạt động cho nhân quyền.

Hơn 250 người đã bị thẩm vấn và tạm giữ, theo Tổ chức Quan tâm của các Luật gia Nhân quyền Trung Quốc. Gần 30 người đã bị cấm rời khỏi nước, và mấy chục người khác đã bị đặt trong tình trạng theo dõi tại nhà.

Ông Baucus nói: “Trong một số trường hợp, các công dân Trung Quốc này đã bị bắt giữ ở các địa điểm bí mất mà không được tiếp xúc với gia đình hay luật sư của mình. Điều này hết sức đáng lo ngại và gây thắc mắc về sự cam kết của Trung Quốc đối với pháp trị.”

Đại sứ Hoa Kỳ nói các luật sư nhân quyền như Vương Vũ, Lý Hòa Bình, Trương Khải –đã bị bắt trong vụ trấn áp, “can đảm tranh đấu cho quyền hợp pháp của những người tin vào tôn giáo, các ký giả, các nạn nhân bị cưỡng bức dời cư, và phụ nữ chỉ muốn chống đối tấn công tính dục.”

Ông Baucus nói, “Họ phải được chấp nhận như những người hợp tác, chứ không phải là kẻ thù của chính phủ.”

Ông cũng nêu ra trường hợp ông Phố Chí Cường, một luật sư nổi tiếng ở Trung Quốc và trên khắp thế giới về các nỗ lực ủng hộ pháp trị.

Ông Phố đã bị bỏ tù để chớ được ra tòa từ hơn 18 tháng và theo đại sứ Baucus, “phóng thích ông sẽ là một bước hướng tới một xã hội công bằng hơn.”

Một cuộc gặp gỡ trước phiên xử được tổ chức cho ông Phố Chí Cường hồi đầu tuần này. Ông có thể bị 8 năm tù vì những lời bình đăng trên mạng truyền thông xã hội chỉ trích chính phủ và đã bị truy tố về tội “khích động hận thù sắc tộc” và “cãi cọ và gây rối.”

Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những lời chỉ trích của nước ngoài về thành tích nhân quyền của mình và chưa đưa ra lời bình về thông cáo vừa kể. Đại sứ quán Đức cũng bày tỏ quan điểm hôm thứ năm, nêu ra rằng “các vấn đề nghiêm trọng vẫn tiếp tục có liên quan đền quyền tự do phát biểu” ở Trung Quốc. Thông cáo nêu bật vấn nạn của các luật sư nhân quyền bị bắt giữ trong vụ trấn áp, cũng như trường hợp của ông Phố Chí Cường và những người khác.

Hôm thứ tư, báo Global Times của nhà nước Trung Quốc kêu gọi các thẩm phán trong vụ xử ông Phố làm lơ trước điều báo này gọi là áp lực chính trị của phương Tây.

Trong một bài bình luận, báo này nói, “Ngành tư pháp Trung Quốc sẽ không chấp nhận việc phương Tây áp đặt thái độ trong vụ ông Phố. Ngành này cũng đã không làm như vậy trong trường hợp ông Lưu Hiểu Ba.” Báo này nói các tòa án cần phải kiên quyết trong việc xử lý vụ việc, và nói thêm rằng nếu phương Tây muốn nhìn vào phán quyết, thì đó là việc của họ. Ông Lưu là một nhà văn bất đồng chính kiến và là khôi nguyên giải Nobel hòa bình. Ông đã bị kết án 11 năm tù vào năm 2009 về tội phản động.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG