Đường dẫn truy cập

Một số lãnh đạo Đảng CSVN chỉ trích mối quan hệ Việt-Trung


Giáo Sư Tương Lai, một trong những người ký tên trong thư ngỏ
Giáo Sư Tương Lai, một trong những người ký tên trong thư ngỏ

Việt Nam, hôm thứ Năm nói chính sách ngoại giao nhắm mục đích bảo vệ nền độc lập của đất nước. Thông tín viên Marianne Brown tường trình cho đài VOA từ Hà Nội rằng nhận định này được đưa ra tiếp sau một bức thư của các đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản gởi các nhà lãnh đạo cấp cấp trong nước đề nghị cải cách chính trị và kinh tế để chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. .

Bộ Ngoại giao Việt Nam bênh vực chính sách ngoại giao của Hà Nội tiếp theo một câu hỏi liên quan đến một bức thư ngỏ của những đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản kêu gọi chấm dứt mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp báo thường lệ ở thủ đô, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói chính sách hiện nay của Việt Nam nhắm mục đích “bảo vệ sự độc lập, hỗ trợ và đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế.
Ông Bình nói:

“Việc thực hiện chủ trương nhất quán này đã mang lại một vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế cũng như đóng góp tích cực vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.”

Trước đây trong tuần, khoảng 60 đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gởi một bức thư ngỏ lên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nói rằng Hà Nội đã trả một giá quá cao vì đã nhượng bộ quá nhiều những đòi hỏi của Trung Quốc.

Bức thư này được đưa ra vài tuần lễ sau cuộc khủng hoảng ngoại giao, châm ngòi hồi tháng 5 năm nay khi Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu đến vùng biển Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã di dời giàn khoan này trước đây trong tháng để tránh bão đến.

Giáo sư Tương Lai, cố vấn cho hai Thủ tướng, là một trong những người ký tên vào lá thư gửi các nhà lãnh đạo cao cấp. Ông nói:

“Lá thư này khác những lá thư trước, những kiến nghị, những tuyên bố trước vì lá thư này nhân danh những đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam gửi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Ngoại giao giữa hai nước căng thẳng trong vài tháng qua, đặc biệt sau khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây ra bạo động tại những Khu công nghiệp Việt Nam vào tháng 5 làm cho một số công nhân Trung Quốc thiệt mạng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Bức thư cũng gồm một đề nghị là Hà Nội kiện Trung Quốc ra Tòa án Luật Biển Quốc tế.

Giáo sư Tương Lai nói tiếp:

“Việc cúi đầu lệ thuộc Trung Quốc ấy nó đánh mất lý do mà đảng có thể tập họp được nhân dân, tức là đảng đánh mất ngọn cờ độc lập và dân chủ.”

Một người ký tên khác là bà Phạm Chi lan, 69 tuổi, cựu phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và là cựu thành viên của ủy ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Bà vẫn còn làm việc trong tư cách cố vấn cho một vài bộ.

Bà Chi Lan nói:

“Tôi nghĩ nếu Việt Nam hội nhập tốt hơn vào những nền kinh tế khác, ví dụ như phát triển đồng đều hơn ngoài Trung Quốc cùng với một nền kinh tế trong khu vực như Ấn Độ chẳng hạn hoặc các nền kinh tế khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nền kinh tế ASEAN thì sẽ đỡ hơn là lệ thuộc vào Trung Quốc.”

Bà Chi Lan nói thêm Việt Nam cũng cần thực hiện những cải cách định chế chẳng hạn như nếu đảng vẫn còn muốn phát triển “một nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” như hiện nay thì sẽ rất khó khăn vì định nghĩa thuật ngữ này không rõ rệt.

Giáo sư Tương Lai nói khái niệm không phải là lật đổ Đảng Cộng sản mà là xây dựng đảng. Nhưng xây dựng có nghĩa là cải cách. Ông nói:

“Nếu đảng không thay đổi, đảng sẽ sụp đổ vì sự tin tưởng của người dân rất thấp.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG