Nhà hoạt động khiếm thị Trung Quốc Trần Quang Thành hôm thứ Tư thông báo ông đã được mời cộng tác với 3 cơ sở nghiên cứu của Mỹ sau khi rời Đại học New York. Ông nói những cơ sở này sẽ là nơi giúp ông lên tiếng chống lại "sự tàn bạo vô nhân đạo" của chính phủ Trung Quốc.
Trong 3 năm tới, ông sẽ được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và tranh đấu cho nhân quyền bởi Viện Witherspoon, một viện nghiên cứu có khuynh hướng bảo thủ ở Princeton bang New Jersey; Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington; và Quỹ Lantos, một tổ chức nhân quyền ở Concord bang New Hampshire. Ông nói:
Ông Trần phát biểu tại một cuộc họp báo qua thông dịch viên, "Tôi tin rằng quyền con người vượt lên trên chính trị đảng phái và to lớn hơn biên giới quốc gia,"
Vị luật sư tự học này cho biết mục tiêu của ông là thúc đẩy Trung Quốc tiến tới dân chủ và một chính phủ hợp hiến.
Tạm thời ông sẽ vẫn ở New York nơi hai con của ông đang đi học, và sau đó sẽ dọn về thủ đô Washington.
Ông Trần chạy vào Ðại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh nương náu vào năm 2012 ngay lúc Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành những cuộc thảo luận song phương cấp cao. Vụ việc gây nên một cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Trung và làm phức tạp thêm nỗ lực của Tổng thống Obama muốn tăng cường quan hệ hợp tác với cường quốc châu Á này.
Cuối cùng, với sự đồng ý của Trung Quốc, ông Trần và gia đình được đến Mỹ và kể từ tháng 5 năm ngoái, ông là nghiên cứu sinh viên đặc biệt tại Viện Luật học Mỹ-Á của Ðại học New York.
Ông Trần rời Ðại học New York hè vừa rồi. Ông nói Ðại học New York đã buộc ông phải ra đi vì áp lực “to lớn, không ngơi nghỉ” từ phía chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên Ðại học New York - đang xây dựng một chi nhánh ở Thượng Hải - phủ nhận cáo buộc này và nói rằng khoảng thời gian nghiên cứu một năm của ông đã chấm dứt.
Kể từ khi chuyển đến Mỹ, ông Trần càng lớn tiếng gay gắt chỉ trích Bắc Kinh hơn và hôm thứ Tư, ông gọi chính phủ Trung Quốc là "cường quốc xấu xa". Ông cũng nói việc nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tăng cường đàn áp mạng truyền thông xã hội cho thấy sự thiếu tự tin của chính phủ và sự phát triển của xã hội dân sự ở Trung Quốc.
Nguồn: AP, Reuters
Trong 3 năm tới, ông sẽ được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và tranh đấu cho nhân quyền bởi Viện Witherspoon, một viện nghiên cứu có khuynh hướng bảo thủ ở Princeton bang New Jersey; Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington; và Quỹ Lantos, một tổ chức nhân quyền ở Concord bang New Hampshire. Ông nói:
Ông Trần phát biểu tại một cuộc họp báo qua thông dịch viên, "Tôi tin rằng quyền con người vượt lên trên chính trị đảng phái và to lớn hơn biên giới quốc gia,"
Vị luật sư tự học này cho biết mục tiêu của ông là thúc đẩy Trung Quốc tiến tới dân chủ và một chính phủ hợp hiến.
Tạm thời ông sẽ vẫn ở New York nơi hai con của ông đang đi học, và sau đó sẽ dọn về thủ đô Washington.
Ông Trần chạy vào Ðại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh nương náu vào năm 2012 ngay lúc Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành những cuộc thảo luận song phương cấp cao. Vụ việc gây nên một cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Trung và làm phức tạp thêm nỗ lực của Tổng thống Obama muốn tăng cường quan hệ hợp tác với cường quốc châu Á này.
Cuối cùng, với sự đồng ý của Trung Quốc, ông Trần và gia đình được đến Mỹ và kể từ tháng 5 năm ngoái, ông là nghiên cứu sinh viên đặc biệt tại Viện Luật học Mỹ-Á của Ðại học New York.
Ông Trần rời Ðại học New York hè vừa rồi. Ông nói Ðại học New York đã buộc ông phải ra đi vì áp lực “to lớn, không ngơi nghỉ” từ phía chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên Ðại học New York - đang xây dựng một chi nhánh ở Thượng Hải - phủ nhận cáo buộc này và nói rằng khoảng thời gian nghiên cứu một năm của ông đã chấm dứt.
Kể từ khi chuyển đến Mỹ, ông Trần càng lớn tiếng gay gắt chỉ trích Bắc Kinh hơn và hôm thứ Tư, ông gọi chính phủ Trung Quốc là "cường quốc xấu xa". Ông cũng nói việc nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tăng cường đàn áp mạng truyền thông xã hội cho thấy sự thiếu tự tin của chính phủ và sự phát triển của xã hội dân sự ở Trung Quốc.
Nguồn: AP, Reuters