Đường dẫn truy cập

Luật sư Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực’ trong khi Mỹ kêu gọi trả tự do


A girl returns to her destroyed home to search for belongings. She later found one of her toys, Sankhu, Nepal, April 29, 2015. (Rosyla Kalden/VOA)
A girl returns to her destroyed home to search for belongings. She later found one of her toys, Sankhu, Nepal, April 29, 2015. (Rosyla Kalden/VOA)
Nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân ‘đã tuyệt thực từ ngày 2/2 để phản đối các điều kiện giam giữ trong trại giam’.

Ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư nhân quyền, cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 11/2.

“Anh Quân cần sách vở nhưng họ cũng không cho sử dụng sách, không cho kinh thánh. Một yêu cầu nữa của anh Quân là muốn gặp linh mục bởi vì anh Quân là Kito hữu. Trong quá trình giam giữ hơn một năm nay, anh vẫn chưa được gặp linh mục lần nào. Trong quá trình anh tuyệt thực thì anh đòi những quyền đấy và cả việc cải thiện điều kiện giam giữ đối với các tù nhân khác nữa”.

Lần tuyệt thực đầu tiên của ông Quân kéo dài 15 ngày năm 2012 để ‘phản đối việc ông bị bắt giữ và yêu cầu được gặp luật sư’.

Anh Quân cần sách vở nhưng họ không cho sử dụng sách, không cho kinh thánh. Một yêu cầu nữa của anh Quân là muốn gặp linh mục bởi vì anh Quân là Kito hữu. Trong quá trình giam giữ hơn một năm nay, anh vẫn chưa được gặp linh mục lần nào...
Ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.
Ông Quyết cho biết phía chính quyền thông báo với luật sư của ông Quân rằng phiên xử phúc thẩm ông sẽ diễn ra vào ngày 18/2, và nhà bất đồng chính kiến sẽ tuyệt thực cho tới khi đó.

“Cuộc tuyệt thực của anh Quân thì anh tuyên bố sẽ kéo dài tới phiên xử phúc thẩm tới, tức là ngày 18/2 tới. Ngay chiều hôm qua [10/2], luật sư Huệ thuộc văn phòng luật sư Tín Việt, vào thăm anh Quân thì cuộc tuyệt thực vẫn tiếp diễn, và anh Quân nói anh sẽ đi đến cùng việc này để phản đối bản án sơ thẩm nữa. Anh cũng nhắn với luật sư Huệ rằng anh mong mỏi mọi người cùng đồng hành cùng anh bởi vì anh đấu tranh để cải thiện điều kiện giam giữ cho một cái nhà tù khắc nghiệt có tiếng như vậy”.

Ông Quân bị kết án 2 năm rưỡi tù giam hồi năm 2013 về tội danh ‘trốn thuế’, nhưng các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng đó chỉ là cái cớ để Hà Nội bị miệng các tiếng nói bất đồng.

Khi được hỏi gia đình kỳ vọng gì vào phiên xử phúc thẩm, ông Quyết nói:

“Nếu nhìn trong chiều dài, thì [chúng tôi] luôn tin rằng sự thật và công lý sẽ chiến thắng. Nhưng mà trong quá trình gia đình Quyết bị như vậy rồi chính bản thân Quyết cũng bị như vậy trong một thời gian dài họ đàn áp như vậy thì thực sự Quyết rất khó tin có một phiên tòa độc lập và sẽ sớm có công lý ngay được. Nhưng mà mình vẫn luôn hy vọng thôi, chuẩn bị cho điều xấu nhất nhưng vẫn hy vọng những điều tốt đẹp nhất”.

Mới đây, Hoa Kỳ đã nêu đích danh ông Quân, và kêu gọi phía Việt Nam thả luật sư nhân quyền này.

Trong tuyên bố chính thức về phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Washington kêu gọi Hà Nội ‘sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức’.

Phía Việt Nam chưa hồi đáp trước lời kêu gọi này cũng như chưa lên tiếng trước các cáo buộc về điều kiện giam giữ khắc nghiệt đối với các tù nhân có tiếng nói trái chiều như ông Quân.

Trong năm 2013, một số nhà bất đồng chính kiến hiện bị giam giữ như luật sư Cù Huy Hà Vũ cũng đã dùng tới cách thức tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ đối với mình.

VOA Express

XS
SM
MD
LG