Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo cơ quan nhân quyền LHQ sẽ đến Trung Quốc trong chuyến thăm lịch sử


Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet.

Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc hôm 23/5, chuyến đi đầu tiên của một người giữ chức vụ này kể từ năm 2005 trong bối cảnh xuất hiện lo ngại rằng chuyến công du này có thể dẫn đến sự xác nhận chứ không phải là để giám sát hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, theo Reuters.

Trong chuyến đi kéo dài 6 ngày, bà Bachelet sẽ đến thăm Tân Cương, nơi mà văn phòng Cao ủy năm ngoái cho biết họ tin rằng những người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), chủ yếu là người Hồi giáo, đã bị giam giữ, ngược đãi và buộc phải làm việc bất hợp pháp.

Văn phòng của bà Bachelet cho biết vào đầu tuần này: “Mục đích chuyến thăm của bà ấy thực sự tập trung vào cuộc đối thoại với chính quyền Trung Quốc về một loạt các vấn đề nhân quyền trong nước, khu vực và toàn cầu”.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận mọi hành vi ngược đãi người Uyghur.

Chuyến đi từ ngày 23-28/5 đã được lên kế hoạch từ lâu sau khi bà Bachelet vào năm 2018 cho biết bà muốn tiếp cận Tân Cương một cách thoải mái.

Các nhóm nhân quyền lo ngại rằng nếu bà Bachelet không gây sức ép đủ mạnh với Trung Quốc, báo cáo sau chuyến đi của bà có thể không đưa ra bức tranh đầy đủ và có thể bị Bắc Kinh sử dụng để biện minh cho các hành động của họ ở Tân Cương.

Tổ chức World Uyghur Congress trong một bức thư đã hối thúc bà Bachelet đảm bảo rằng nhóm của bà có thể tự do di chuyển, tiếp cận tất cả các cơ sở giam giữ và việc tiếp xúc với người Uyghur không bị giám sát.

Bà Zumretay Arkin, Phát ngôn viên của World Uyghur Congress, nói với Reuters: “Chúng tôi lo ngại rằng chuyến đi này có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Trung Quốc có thể sử dụng nó cho mục đích tuyên truyền”.

Sự giám sát của quốc tế đối với các hành động của chính phủ ở Tân Cương tăng cao vào năm 2018 sau khi Liên Hợp Quốc cho biết 1 triệu người Uyghur bị giam giữ trong “các trại giam lớn” được thiết lập để tuyên truyền chính trị.

Ban đầu Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ trại nào, sau đó thừa nhận họ đã thành lập “trung tâm dạy nghề” với ký túc xá nơi mọi người có thể “tự nguyện” đăng ký để học về luật, tiếng Trung Quốc và kỹ năng nghề.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG