Đường dẫn truy cập

Kinh tế chậm lại, Mỹ-Trung có thể phải hòa hoãn


Cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến kinh tế Trung Quốc chậm lại và khơi ra lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ sụt giảm nếu tranh chấp kéo dài.
Cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến kinh tế Trung Quốc chậm lại và khơi ra lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ sụt giảm nếu tranh chấp kéo dài.

Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn phải hòa hoãn trong cuộc tranh chấp thương mại giữa bối cảnh thị trường thấp thỏm lo ngại và có những dấu hiệu cho thấy kinh tế suy yếu, theo các nhà phân tích.

Cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến kinh tế Trung Quốc chậm lại và khơi ra lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ sụt giảm nếu tranh chấp kéo dài, khiến các công ty và người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng hơn vì giá cả hàng nhập khẩu và xuất khẩu cao hơn.

“Mỹ và Trung Quốc hiện có lợi ích chung mạnh mẽ để đạt một thỏa thuận nhằm ngăn niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư trượt dài, niềm tin đó đã bị ảnh hưởng mạnh ở cả hai nền kinh tế,” Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại Đại học Cornell ở Mỹ, nói với AP.

Vương Dũng, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, đồng ý rằng những đe dọa về kinh tế “có thể có lợi cho các cuộc đàm phán” bằng cách thúc đẩy Bắc Kinh hướng tới những thay đổi theo định hướng thị trường mà Mỹ tìm kiếm từ lâu.

Tuy nhiên, vượt qua những khác biệt phức tạp giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ không hề dễ dàng. Những khó khăn bao gồm việc Tổng thống Donald Trump khăng khăng đòi Trung Quốc mua nhiều sản phẩm của Mỹ cho tới những cáo buộc của nhiều người nói rằng Bắc Kinh đánh cắp các bí mật thương mại từ các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.

Các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia dự kiến sẽ tiếp tục vào tuần tới. Cao Phong, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết tuần trước rằng hai bên đã có những sắp xếp cụ thể cho các cuộc gặp mặt trực tiếp” và đang nói chuyện qua điện thoại. Ông Cao không cung cấp thông tin chi tiết và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ từ chối xác nhận các cuộc đàm phán.

Thế giới đang thấp thỏm theo dõi. Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, là “hai động cơ chính của thế giới,” theo lời Tống Lợi Phương, một nhà kinh tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Điều này làm cho tranh chấp của hai nước trở thành một “vấn đề không chỉ riêng giữa hai nước mà cho cả thế giới,” ông nói thêm.

Tranh chấp này là một “yếu tố chính” của tăng trưởng toàn cầu chậm lại, ông Tống nói, và một thỏa thuận sẽ “giúp kiềm hãm sự suy yếu của nền kinh tế của hai nước và của thế giới.”

Ông Trump từ lâu đã phàn nàn về thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc mà trong năm 2017 năm ở mức 336 tỉ đôla và có phần chắc sẽ cao hơn trong năm 2018.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc tìm cách giành vị thế dẫn đầu của Mỹ về công nghệ bằng cách xâm nhập mạng máy tính của các công ty Mỹ để đánh cắp bí mật thương mại và ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ như là mức phí vào thị trường Trung Quốc.

Cố gắng buộc Trung Quốc cải cách theo đòi hỏi của mình, Washington đã áp thuế đối lên 250 tỉ đôla hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Bắc Kinh phản kích bằng cách đánh thuế 110 tỉ đôla lên hàng hóa của Mỹ. Ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý hưu chiến 90 ngày để cố gắng giải quyết những khác biệt.

Kể từ đó, áp lực hòa hoãn càng tăng khi rủi ro kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc trở nên lớn hơn và thị trường tài chính chao đảo. Trong năm 2018, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones - chỉ số chứng khoán được theo dõi sát nhất của Mỹ - đã giảm gần 6 phần trăm, thành tích kém cỏi nhất nhất kể từ năm 2008. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải cũng sụt 25 phần trăm.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG