Đường dẫn truy cập

Kế hoạch xây đập chống lụt của Thái Lan bị chỉ trích


Personnel from the U.S. Public Health Service during a meeting in the staff reporting tent of the Monrovia Medical Unit, near Monrovia, Liberia, Nov. 4, 2014. (Sgt. 1st Class Nathan Hoskins/DOD)
Personnel from the U.S. Public Health Service during a meeting in the staff reporting tent of the Monrovia Medical Unit, near Monrovia, Liberia, Nov. 4, 2014. (Sgt. 1st Class Nathan Hoskins/DOD)
Chính phủ Thái Lan đang rút dần ra khỏi các kế hoạch xây một đập nước tại một công viên quốc gia trong khuôn khổ một kế hoạch xử lý lụt lội với kinh phí nhiều tỷ đôla. Quyết định của chính phủ tại thẩm định dự án này đánh dấu một thắng lợi của các nhà bảo vệ môi trường. Thông tín viên VOA Ron Corben tại Bangkok ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Kể từ khi xảy ra những vụ lụt lội năm 2011 làm ngập các nhà máy của Thái Lan, làm du khách lánh xa, và gây ra thiệt hại khoảng 40 tỷ đôla, chính phủ Thái Lan đã gắng sức thiết lập một kế hoạch xử lý lụt lội trên toàn quốc.

Tuy nhiên kế hoạch với kinh phí 12 tỷ đôla đã vấp phải sự chỉ trích của các tổ chức dân sự và kỹ thuật vì thiếu sáng kiến, tập trung nhiều vào việc cải tiến tưới tiêu hơn là phòng chống lụt lội. Giới chỉ trích cũng nói rằng chính phủ chưa mưu tìm đủ ý kiến của công chúng về các kế hoạch đó.

Bất chấp sự phản đối, chính phủ đã giữ nguyên đề xuất xây dựng khoảng 20 đập nước và các hệ thống thoát nước trong toàn quốc. Nghĩa là cho đến tuần này, khi giới hữu trách cho biết họ sẽ đánh giá lại tác động của một đập nước trị giá 428 triệu đôla được đề xuất tại Công viên Quốc gia Mae Wong, cách Bangkok 370 kilomet.

Ông Anak Pattanavibool, giám đốc Hội Bảo vệ Dã sinh Thái Lan, nói rằng việc đảo ngược quyết định vừa kể đánh dấu một thời điểm quan trọng của phong trào bảo vệ môi trường Thái Lan, cho dù dự án chưa bị bãi bỏ và giới hữu trách có phần chắc sẽ đi tìm các địa điểm khác bên ngoài công viên.

“Ðó là một sự kiện khá quan trọng. Tôi nghĩ sẽ là…tôi không muốn nói là một chiến thắng nhưng cũng giống như chúng ta có thể làm cho dân chúng cảm thấy rằng ta không cần đến những đập ngăn nước lớn gây tổn hại cho các công viên ở Thái Lan nữa. Ðó là thông điệp chính. Về mặt chính phủ có thụt lui một chút, tôi nghĩ sự kiện đó khá mạnh cho vấn đề bảo vệ môi trường - một thông điệp ủng hộ cho việc bảo vệ môi trường.”

Khi đánh giá tác động của đập ngăn nước, các nhà khảo sát nói đập sẽ chỉ tác động đến 19 trong số 894 kilomet vuông của công viên. Ðập có khả năng giữ đủ nước để tưới tiêu khoảng 480 ngàn kilomet vuông đất trồng trọt.

Nhưng điều đó không xoa dịu được các nhà bảo vệ môi truờng như Sasin Chalermlap, tổng thư ký Quỹ Seub Nakhasathien, người đã đi bộ gần 400 kilomet đến Bangkok để nâng cao nhận thức về dự án.

Ông Sasin đã được hơn 2.000 ủng hộ viên đón tiếp ở Bangkok. Ông nói với đài VOA rằng các cuộc khảo cứu về tác động môi trường của đập Mae Wong theo đề xuất dự trù sẽ có tác dụng như một khuôn thức cho các đập khác đang được hoạch định.

Ông Sasin nói các thẩm định được Bộ ủng hộ sẽ đề ra một mối đe dọa cho các khu rừng ở khắp nước.

Cựu khí tượng gia và khoa học gia Samith Dharmasaroja nói rằng một số khía cạnh của kế hoạch quản lý nước nên được xúc tiến, nhưng đập Mae Wong không nên nằm trong số kế hoạch này.

“Tôi không đồng ý với kế hoạch chống lụt của chính phủ. Tôi không biết vì sao họ lại muốn đào khu vực Mae Wong ấy để làm một cái ao chứa một lượng nước nhỏ chảy xuống vùng Bangkok.”

Các nhà bảo vệ môi trường, như Quỹ Dã Sinh vì Thiên nhiên WWF lo ngại rằng đập nước này sẽ gây nguy hại cho các nỗ lực bảo vệ các chủng loài dễ bị tổn thương, trong đó có môi trường sống của khoảng một chục loài hổ hoang.

Những người Thái Lan biểu tình, như Utthiput, một giảng viên tại trường Ðại học Chulalongkorn, nói những mối quan ngại của họ tập trung vào tác động của đập nước đối với số hổ sinh sống và các khu rừng.

“Số hổ đang ngày càng lớn hơn, vì thế không đáng để mất đi các động vật này cũng như các loài động vật khác. Qua những gì tôi thấy, khu vực này không nên bị phá hủy, mà cần phải được bảo tồn, như lá phổi của thế giới chúng ta, khu rừng này là lá phổi của thế giới.”

Ngay lúc này, giới hữu trách Thái cho biết họ sẽ tiến hành một cuộc khảo cứu khác về môi trường và điều chính thiết kế đập để tập trung nhiều vào việc phòng chống lụt lội hơn là việc tưới tiêu.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG