Đường dẫn truy cập

Palestine trở thành thành viên đầy đủ của UNESCO


Ðại bliểu dự cuộc họp của UNESCO, lần thứ 36, đã biểu quyết chấp nhận qui chế thành viên của Palestine
Ðại bliểu dự cuộc họp của UNESCO, lần thứ 36, đã biểu quyết chấp nhận qui chế thành viên của Palestine

Cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO đã chấp thuận qui chế thành thành viên đầy đủ của Palestine, một hành động có thể khiến Hoa Kỳ ngưng tài trợ cho tổ chức quốc tế này.

Cuộc biểu quyết về Palestine đưa UNESCO ra trước ánh đèn sân khấu

Cuộc biểu quyết có tính cách lịch sử của UNESCO hôm thứ Hai, cấp quy chế thành viên thực thụ cho Palestine, khiến tổ chức này được cả thế giới chú ý.

Là tên gọi tắt của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc, UNESCO có nhiệm vụ cổ vũ các hoạt động xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, phát triển khoa học và giáo dục, kể cả giáo dục về sex. Hai trọng điểm của UNESCO hiện nay là châu Phi và bình đẳng giới tính.

Hoạt động nổi bật nhất của UNESCO là chỉ định và bảo vệ các địa điểm di sản thế giới. Danh sách này đang có 936 địa điểm tại 153 quốc gia.

Trước đây, nhiều người ở Mỹ và ở những nơi khác xem UNESCO đã bị chính trị hóa và biến chất.

Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan đã rút Hoa Kỳ ra khỏi tư cách thành viên nhưng sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 lại tái gia nhập.

Cuộc biểu quyết ngày hôm nay của Tổ chức UNESCO có trụ sở ở Paris góp phần tăng cường cho nỗ lực của Palestine để được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập. Các tràng pháo tay đã vang lên sau khi các phái đoàn chấp thuận qui chế thành viên của Palestine với 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 52 thành viên không tham gia bỏ phiếu.

Pháp đã bỏ phiếu thuận, cùng với phần lớn các nước Ả Rập, châu Phi và châu Mỹ Latin cũng như châu Á gồm Trung Quốc và Ấn Độ. Israel, Hoa Kỳ, Canada, Đức đã bỏ phiếu chống.

Nhật Bản và Anh không tham gia bỏ phiếu. Để được trở thành thành viên đầy đủ, Palestine đã cần phải có 2/3 số phiếu thuận của 193 thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.

Sự thành công của Palestine ở Paris có thể gây tổn hại về tài chính cho UNESCO. Luật của Hoa Kỳ cấm Washington không được tài trợ cho bất kỳ cơ quan Liên Hiệp Quốc nào chấp nhận qui chế thành viên của Palestine.

Hoa Kỳ hiện là nước tài trợ nhiều nhất cho UNESCO. Hàng năm, Hoa Kỳ cấp một ngân khoản trị giá 22% tổng ngân sách của cơ quan này.

Đại diện của Hoa Kỳ tại UNESCO gọi cuộc bỏ phiếu này là “hấp tấp” và nói rằng điều này có thể sẽ “làm phức tạp thêm” nỗ lực của Mỹ trong việc ủng hộ cơ quan này.

Đặc sứ Israel gọi hành động này là thảm kịch và là “một sự tổn hại đối với luật pháp quốc tế”.

UNESCO là cơ quan Liên Hiệp Quốc đầu tiên mà Palestine tìm cách gia nhập kể từ khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nộp đơn hồi tháng trước xin được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia Palestine độc lập.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG